Chuyện nghề chuyện nghiệp
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016
1. Nhổ tóc trắng
Hồi bé, có bà bên hàng xóm hay thuê tôi nhổ tóc trắng. Mỗi chiếc tóc trắng nhổ được, bà ấy trả tôi hai trăm đồng. Nghe thì ngon vậy, nhưng tóc trắng trên đầu bà ấy khá ít, thành ra kiếm được một sợi là rất khó khăn. Cũng may tóc bà ấy dài, nên mỗi khi nhổ được một sợi, tôi lại âm thầm cắn cái sợi đó ra làm năm, sáu đoạn ngắn. Rồi tôi nhổ một sợi tóc đen, lén vứt ra chỗ khác, xong đưa cho bà ấy một cái đoạn ngắn mà tôi vừa cắn ra. Bà ấy hỏi sao hay nhổ sợi ngắn thế, tôi bảo sợi ngắn là những sợi mọc sát da đầu, gây ngứa ngáy, cần phải nhổ ngay. Vậy là mỗi một sợi tóc, đúng ra chỉ được hai trăm, thì tôi lại lấy được của bà ấy cả nghìn đồng. Về sau, tóc bà ấy bạc càng nhiều, trắng toát hết cả đầu, và bà ấy không thuê tôi nhổ nữa. Có lần tôi sang tỉ tê, gạ gẫm là tôi sẽ giảm giá cho bà ấy, mỗi sợi tôi chỉ lấy một trăm đồng thôi, nhưng bà ấy vẫn không chịu. Tôi nhìn mái tóc bạc phơ của bà ấy mà tiếc ngẩn ngơ, bởi nếu bà ấy chịu thuê, tôi chỉ vơ cả nắm tóc giật một phát là được vài chục nghìn ngay!
2. Đánh trống
Đánh trống là một bộ môn nghệ thuật khó và rất kén người, ấy vậy mà tôi lại kiếm được tiền từ môn đánh trống ngay từ khi còn rất nhỏ. Hồi đó, chú tôi là trưởng ban nhạc đám cưới của xã, nên thường có một bộ trống và mấy cái ghita ở nhà. Cứ nhằm lúc chú đi vắng là tôi sang nhà chú lôi trống ra đánh và tự tập luyện hăng say. Có hôm, tôi đánh phiêu quá, không để ý gì đến mọi thứ xung quanh, nên lúc đánh xong, giật mình mới thấy chị Linh – nhà ở ngay cạnh nhà chú tôi – đã đứng bên tôi tự lúc nào. Rồi chị nói bằng giọng xúc động, nghẹn ngào: “Em ơi! Con chị nó bị sốt, nó thức suốt đêm hôm qua, giờ nó mới ngủ được tí, thế nhưng mỗi lần em đánh trống là nó lại giật mình thon thót rồi khóc ré lên. Chị van em! Em đừng đánh nữa! Đây, chị cho em hai nghìn đi mua kẹo! Đừng đánh nữa!”.
3. Thụ tinh lợn
Thực ra là tôi không thụ tinh lợn, mà tôi chỉ đi hỗ trợ cậu tôi – là cậu Hợi – đi thụ tinh lợn mà thôi. Nhiệm vụ của tôi khá đơn giản: ôm chặt con lợn để cho nó khỏi giãy, khỏi chạy trong lúc cậu tôi thụ tinh. Tuy nhiên, thi thoảng cậu mới cần tới sự hỗ trợ của tôi thôi, còn thông thường, cậu tôi sẽ thụ tinh một mình. Tôi thắc mắc hỏi cậu, thì cậu bảo: “Những con lợn nào mới lần đầu thụ tinh, tức là những con lợn còn trinh, thì thường sẽ kêu đau và giẫy giụa rất kinh, nên phải cần người giữ. Chứ mấy con lợn đã đẻ vài lứa rồi, chỉ vỗ vỗ mông đôi ba cái là nó nằm ệch ra luôn! Đâu cần giữ làm gì!”. Tuy mỗi lần đi ôm lợn như thế tôi chỉ được cậu trả cho mấy trăm đồng, nhưng tôi vẫn rất vui và tự hào, bởi nhờ có tôi mà rất nhiều con lợn đã có bầu.
4. Canh gà
Công việc này đến với tôi rất tình cờ. Đó là hôm tôi đi qua đống rơm chỗ góc vườn nhà bà Thơm thì chợt nghe thấy những âm thanh “phành phạch... phành phạch”, hệt như tiếng gà đang vỗ cánh. Tôi liền ngó vào xem thì thấy chị Thảo – con gái bà Thơm – cùng với người yêu là anh Kim đang hí húi ở trong đó. Tôi hỏi anh chị làm gì thế, thì anh Kim bảo là anh ấy với chị Thảo đang bắt gà. Tôi hỏi bắt gà mà sao lại phải cởi quần ra, thì chị Thảo bảo không cởi quần ra thì sợ con gà nó ỉa, nó phọt tung tóe vào quần, về khó giặt lắm! Rồi anh Kim móc ví, đưa cho tôi nghìn rưỡi, bảo đứng canh giúp anh, nếu thấy ai đi qua thì ho lên một tiếng báo hiệu cho anh ấy biết. Kể từ hôm đó, cứ tối nào anh Kim đến chơi và rủ chị Thảo ra đống rơm bắt gà, là anh ấy lại cho tôi nghìn rưỡi để đứng canh giúp anh. Rồi tới khi anh chị ấy cưới nhau, tôi không thấy họ ra đống rơm bắt gà nữa, làm tôi cũng mất toi một khoản thu ổn định...
5. Cắt cỏ
Làng tôi đợt đó nhiều người mở trang trại, nên nhu cầu mua cỏ cho bò, cho cá ăn là rất cao. Bởi thế, làng tôi mới có cái nghề cắt cỏ thuê. Tôi và thằng bạn tôi vẫn thường hay ra đồng cùng nhau cắt cỏ đem bán, nhưng tôi nhanh chán, bởi cắt cả ngày cũng chỉ được một hai bao, bán đi cũng chỉ được đôi ba nghìn mà vất vả vô cùng. Tuy nhiên, thằng bạn tôi lại không nghĩ vậy, nó bảo với tôi rằng nó sẽ quyết tâm theo nghề cắt cỏ, sẽ lập nghiệp và làm giàu bằng nghề đó. Tôi nghe nó nói thế thì cười hô hố, rồi chửi nó là thằng ngố, thằng khùng. Ấy nhưng hôm nọ, nghe tin mỗi năm thành phố bỏ ra 700 tỉ đồng để thuê người cắt cỏ, thì tôi mới biết là mình đã chửi oan nó! Rằng chính tôi mới là thằng khùng, thằng ngố!Bạn ơi! Mình sai rồi! Mình xin lỗi bạn! Cho mình đi cắt cỏ cùng bạn với!
6. Đánh máy
Bác tôi có mở một công ty buôn bán nho nhỏ, bảo tôi đi học đánh máy về rồi giúp bác soạn thảo văn bản, hợp đồng. Lần đó, bác mua hàng từ đối tác, giá trị hợp đồng khoảng 15 triệu, nhưng tôi đánh máy nhầm mẹ nó thành tỉ rưỡi. Bác không để ý, cũng đặt bút ký. Vậy là đối tác cứ dựa vào hợp đồng đòi tiền, rồi đưa nhau ra tòa đòi kiện. Bác thua kiện, công ty phá sản. Từ đó, tôi mặc cảm, lúc nào cũng tự trách mình ngu, có đánh máy thôi mà cũng đánh nhầm, đánh lỗi. Nhưng giờ, tôi bớt mặc cảm hơn rồi, vì tôi thấy đầy người ngu giống tôi, đánh máy lỗi nhan nhản, mà lại toàn người ở mấy cơ quan, mấy tập đoàn bự bự...
Còn nghề thứ 7 là cái nghề tôi đang làm hiện tại, và tôi rất hài lòng về nó. Bây giờ, tôi mới thấm thía câu nói: "Chẳng có ai thành công mà không từng thất bại". Những vất vả, gian nan và vấp ngã trước đây giống như là những bài học, là những nấc thang để tôi có được ngày hôm nay, được làm chủ chính mình, không phải đi làm thuê cho ai hết, khỏe thì làm, mỏi thì nghỉ, chả phải xin phép ai, chả lo đi sớm, về muộn, chả phải từng ngày mòn mỏi ngóng chờ lương. Đợi tôi tí! Lát tôi kể tiếp cho nghe, giờ tôi đang bận, có khách tới rồi... "Đi đâu đấy anh ơi! Lên em chở đi!". "Đây ra Trần Duy Hưng bao nhiêu?". "Dạ! Mở hàng, anh cho em xin hai chục! Mũ bảo hiểm đây, anh đội vào đi, kẻo công an tóm thì lại nhục"...
Hồi bé, có bà bên hàng xóm hay thuê tôi nhổ tóc trắng. Mỗi chiếc tóc trắng nhổ được, bà ấy trả tôi hai trăm đồng. Nghe thì ngon vậy, nhưng tóc trắng trên đầu bà ấy khá ít, thành ra kiếm được một sợi là rất khó khăn. Cũng may tóc bà ấy dài, nên mỗi khi nhổ được một sợi, tôi lại âm thầm cắn cái sợi đó ra làm năm, sáu đoạn ngắn. Rồi tôi nhổ một sợi tóc đen, lén vứt ra chỗ khác, xong đưa cho bà ấy một cái đoạn ngắn mà tôi vừa cắn ra. Bà ấy hỏi sao hay nhổ sợi ngắn thế, tôi bảo sợi ngắn là những sợi mọc sát da đầu, gây ngứa ngáy, cần phải nhổ ngay. Vậy là mỗi một sợi tóc, đúng ra chỉ được hai trăm, thì tôi lại lấy được của bà ấy cả nghìn đồng. Về sau, tóc bà ấy bạc càng nhiều, trắng toát hết cả đầu, và bà ấy không thuê tôi nhổ nữa. Có lần tôi sang tỉ tê, gạ gẫm là tôi sẽ giảm giá cho bà ấy, mỗi sợi tôi chỉ lấy một trăm đồng thôi, nhưng bà ấy vẫn không chịu. Tôi nhìn mái tóc bạc phơ của bà ấy mà tiếc ngẩn ngơ, bởi nếu bà ấy chịu thuê, tôi chỉ vơ cả nắm tóc giật một phát là được vài chục nghìn ngay!
2. Đánh trống
Đánh trống là một bộ môn nghệ thuật khó và rất kén người, ấy vậy mà tôi lại kiếm được tiền từ môn đánh trống ngay từ khi còn rất nhỏ. Hồi đó, chú tôi là trưởng ban nhạc đám cưới của xã, nên thường có một bộ trống và mấy cái ghita ở nhà. Cứ nhằm lúc chú đi vắng là tôi sang nhà chú lôi trống ra đánh và tự tập luyện hăng say. Có hôm, tôi đánh phiêu quá, không để ý gì đến mọi thứ xung quanh, nên lúc đánh xong, giật mình mới thấy chị Linh – nhà ở ngay cạnh nhà chú tôi – đã đứng bên tôi tự lúc nào. Rồi chị nói bằng giọng xúc động, nghẹn ngào: “Em ơi! Con chị nó bị sốt, nó thức suốt đêm hôm qua, giờ nó mới ngủ được tí, thế nhưng mỗi lần em đánh trống là nó lại giật mình thon thót rồi khóc ré lên. Chị van em! Em đừng đánh nữa! Đây, chị cho em hai nghìn đi mua kẹo! Đừng đánh nữa!”.
3. Thụ tinh lợn
Thực ra là tôi không thụ tinh lợn, mà tôi chỉ đi hỗ trợ cậu tôi – là cậu Hợi – đi thụ tinh lợn mà thôi. Nhiệm vụ của tôi khá đơn giản: ôm chặt con lợn để cho nó khỏi giãy, khỏi chạy trong lúc cậu tôi thụ tinh. Tuy nhiên, thi thoảng cậu mới cần tới sự hỗ trợ của tôi thôi, còn thông thường, cậu tôi sẽ thụ tinh một mình. Tôi thắc mắc hỏi cậu, thì cậu bảo: “Những con lợn nào mới lần đầu thụ tinh, tức là những con lợn còn trinh, thì thường sẽ kêu đau và giẫy giụa rất kinh, nên phải cần người giữ. Chứ mấy con lợn đã đẻ vài lứa rồi, chỉ vỗ vỗ mông đôi ba cái là nó nằm ệch ra luôn! Đâu cần giữ làm gì!”. Tuy mỗi lần đi ôm lợn như thế tôi chỉ được cậu trả cho mấy trăm đồng, nhưng tôi vẫn rất vui và tự hào, bởi nhờ có tôi mà rất nhiều con lợn đã có bầu.
4. Canh gà
Công việc này đến với tôi rất tình cờ. Đó là hôm tôi đi qua đống rơm chỗ góc vườn nhà bà Thơm thì chợt nghe thấy những âm thanh “phành phạch... phành phạch”, hệt như tiếng gà đang vỗ cánh. Tôi liền ngó vào xem thì thấy chị Thảo – con gái bà Thơm – cùng với người yêu là anh Kim đang hí húi ở trong đó. Tôi hỏi anh chị làm gì thế, thì anh Kim bảo là anh ấy với chị Thảo đang bắt gà. Tôi hỏi bắt gà mà sao lại phải cởi quần ra, thì chị Thảo bảo không cởi quần ra thì sợ con gà nó ỉa, nó phọt tung tóe vào quần, về khó giặt lắm! Rồi anh Kim móc ví, đưa cho tôi nghìn rưỡi, bảo đứng canh giúp anh, nếu thấy ai đi qua thì ho lên một tiếng báo hiệu cho anh ấy biết. Kể từ hôm đó, cứ tối nào anh Kim đến chơi và rủ chị Thảo ra đống rơm bắt gà, là anh ấy lại cho tôi nghìn rưỡi để đứng canh giúp anh. Rồi tới khi anh chị ấy cưới nhau, tôi không thấy họ ra đống rơm bắt gà nữa, làm tôi cũng mất toi một khoản thu ổn định...
5. Cắt cỏ
Làng tôi đợt đó nhiều người mở trang trại, nên nhu cầu mua cỏ cho bò, cho cá ăn là rất cao. Bởi thế, làng tôi mới có cái nghề cắt cỏ thuê. Tôi và thằng bạn tôi vẫn thường hay ra đồng cùng nhau cắt cỏ đem bán, nhưng tôi nhanh chán, bởi cắt cả ngày cũng chỉ được một hai bao, bán đi cũng chỉ được đôi ba nghìn mà vất vả vô cùng. Tuy nhiên, thằng bạn tôi lại không nghĩ vậy, nó bảo với tôi rằng nó sẽ quyết tâm theo nghề cắt cỏ, sẽ lập nghiệp và làm giàu bằng nghề đó. Tôi nghe nó nói thế thì cười hô hố, rồi chửi nó là thằng ngố, thằng khùng. Ấy nhưng hôm nọ, nghe tin mỗi năm thành phố bỏ ra 700 tỉ đồng để thuê người cắt cỏ, thì tôi mới biết là mình đã chửi oan nó! Rằng chính tôi mới là thằng khùng, thằng ngố!Bạn ơi! Mình sai rồi! Mình xin lỗi bạn! Cho mình đi cắt cỏ cùng bạn với!
6. Đánh máy
Bác tôi có mở một công ty buôn bán nho nhỏ, bảo tôi đi học đánh máy về rồi giúp bác soạn thảo văn bản, hợp đồng. Lần đó, bác mua hàng từ đối tác, giá trị hợp đồng khoảng 15 triệu, nhưng tôi đánh máy nhầm mẹ nó thành tỉ rưỡi. Bác không để ý, cũng đặt bút ký. Vậy là đối tác cứ dựa vào hợp đồng đòi tiền, rồi đưa nhau ra tòa đòi kiện. Bác thua kiện, công ty phá sản. Từ đó, tôi mặc cảm, lúc nào cũng tự trách mình ngu, có đánh máy thôi mà cũng đánh nhầm, đánh lỗi. Nhưng giờ, tôi bớt mặc cảm hơn rồi, vì tôi thấy đầy người ngu giống tôi, đánh máy lỗi nhan nhản, mà lại toàn người ở mấy cơ quan, mấy tập đoàn bự bự...
Còn nghề thứ 7 là cái nghề tôi đang làm hiện tại, và tôi rất hài lòng về nó. Bây giờ, tôi mới thấm thía câu nói: "Chẳng có ai thành công mà không từng thất bại". Những vất vả, gian nan và vấp ngã trước đây giống như là những bài học, là những nấc thang để tôi có được ngày hôm nay, được làm chủ chính mình, không phải đi làm thuê cho ai hết, khỏe thì làm, mỏi thì nghỉ, chả phải xin phép ai, chả lo đi sớm, về muộn, chả phải từng ngày mòn mỏi ngóng chờ lương. Đợi tôi tí! Lát tôi kể tiếp cho nghe, giờ tôi đang bận, có khách tới rồi... "Đi đâu đấy anh ơi! Lên em chở đi!". "Đây ra Trần Duy Hưng bao nhiêu?". "Dạ! Mở hàng, anh cho em xin hai chục! Mũ bảo hiểm đây, anh đội vào đi, kẻo công an tóm thì lại nhục"...
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét