NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ VIỆC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỪ NGÀY 1/1/2018
09:30 |
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã giới thiệu về những quy định mới về việc đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2018.
Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề có phải dạy học? Tổng cục dạy nghề đổi tên thành tổng cục giáo dục nghề nghiệp
Phần I. Bổ sung một số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2018
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Phần II. Những quy định về việc tiền lương đóng BHXH từ ngày 01/01/2018
1. Đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Từ ngày 01/01/2018, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vẫn là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm (hệ số) và các khoản phụ cấp chức vụ (hệ số), phụ cấp thâm niên vượt khung (%), phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) (%) trên cơ sở mức mức lương cơ sở do Nhà nước quy định từng thời kỳ.
Từ 1/1/2018 ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện
2. Đối tượng đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
- Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014
+ Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc
+ Khoản 2 Điều 30 thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc
+ Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc
+ Khoản 2 Điều 30 thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc
+ Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động
+ Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, từ 01/01/2018 tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Trong đó:
- Mức lương làm căn cứ đóng BHXH theo thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng.
- Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương như: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
- Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
- Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ.
- Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ.
- Việc đóng BHXH trên tiền lương thực tế là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, khi nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ hưu.. mức hưởng sẽ cao hơn.
- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng; cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.
- Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Phần III. Từ ngày 01/01/2018 ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện
- Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:
+ Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
+ Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
- Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
- Phương thức hỗ trợ:
+ Người tham gia BHXH tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng BHXH phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan BHXH hoặc đại lý thu;
+ Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan BHXH tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (mẫu D06-TS), gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHXH.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 9/2017, toàn ngành đã giải quyết cho 7,71 triệu lượt người giải quyết hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016).
Trong đó, giải quyết gần 99 nghìn người hưởng BHXH hàng tháng; giải quyết hơn 536 nghìn lượt người hưởng trợ cấp 1 lần; giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho 6,52 triệu lượt người; chi trợ cấp thất nghiệp cho 526 nghìn người, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2016
- Chi hỗ trợ học nghề cho gần 26 nghìn người, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2016.
- Chi hỗ trợ học nghề cho gần 26 nghìn người, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2016.
BHXH các địa phương đang tích cực rà soát, bàn giao sổ BHXH. Tính đến 17/10/2017, cả nước đã bàn giao được 5.999.631 sổ BHXH trên tổng số 12,9 triệu người lao động đang tham gia, đạt 46,6%. Một số tỉnh tỷ lệ sổ BHXH trả cho người lao động cao, trên 70% như: Vĩnh Phúc, Bến Tre, Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Hải Phòng, Quảng Bình, Thái Bình, Trà Vinh…
Về tình hình hoàn thiện, cấp mã số BHXH, toàn quốc đã rà soát, cấp mã số BHXH đồng bộ giữa cơ sở dữ liệu quản lý thu, sổ - thẻ với cơ sở dữ liệu hộ gia đình cho 55,8 triệu người, đạt 75,9%.
Theo ANTĐ
Theo ANTĐ