Vai trò của Digital Marketing trong Marketing Communications là gì?

15:16 |
Marketing thực chất không phải là việc biết sử dụng các công cụ, marketing là một tư duy cần phải được rèn luyện và đồng thời để làm đúng thì cần phải có những kiến thức vững chắc về ngành.

Xin lỗi nhưng bạn chưa phải là một marketer


Nếu các bạn cũng như tôi, dấn thân vào làm trong ngành marketing này chỉ do đường đời đưa đẩy chứ không hề tính toán trước và cũng không hề được học hay đào tạo chính quy gì về marketing trên giảng đường hoặc các khóa học bên ngoài thì nên đọc tiếp. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn digital đóng vai trò gì và nó có vị trí thế nào trong toàn bộ bối cảnh là marketing thì cũng nên đọc tiếp.

Xuất thân ra trường với cái bằng Tiếng Anh chung chung, tôi đinh ninh rằng cái nghề mình sẽ làm phải là biên phiên dịch hay gì đó. Và đúng là công việc đầu tiên của tôi tại một công ty nội địa nhỏ là ngồi dịch thuật một mớ những bài viết tiếng Anh hằng ngày sang tiếng Việt và đăng lên website bán hàng của công ty. Rồi sau đó từ việc quản lý và viết bài cho website, vì nhiều hà cớ (mà tôi sẽ kể trong một dịp khác) mà tôi bắt đầu bắt tay qua tự học và làm về SEO. Tôi lặn ngụp trong mớ kiến thức về SEO, tự học về HTML/CSS, Javascript, PHP, domain, hosting và tất tần tật mọi thứ để có thể làm tốt công việc của mình. Sau hơn 2,5 năm làm việc ở công ty đầu tiên đó, tôi có thể tạm gọi mình là một SEOer (người làm SEO).


Công ty thứ hai mà tôi làm việc là một công ty Nhật, công ty thời điểm đó không nhiều tiền nên chỉ có một mình tôi đảm trách tất cả mọi kênh quảng cáo của công ty, bên cạnh SEO là thứ tôi được thuê vào làm. Tôi bắt đầu tìm hiểu về quảng cáo Google, Facebook, Ad network và tất cả các kênh khác nhau. Các thuật ngữ như ad network, publisher, cpm, cpc, display advertising, DSP, SSP các kiểu vẫn là những thuật ngữ xa lạ mà tôi phải cố nhét vào đầu mình.

Thời gian này tôi cũng bắt đầu nhận một số công việc freelance để có dịp thông qua đó áp dụng những kiến thức về chạy quảng cáo. Những cơ hội freelance này đã cho tôi nhiều kiến thức quý giá dù đôi khi testing không thành công phải bỏ thêm tiền ra để chạy cho khách hàng cho đủ. Sau hơn 1,5 năm làm tại công ty thứ hai, vừa chạy quảng cáo cho công ty vừa làm nhiều dự án freelance các kiểu khác nhau tôi có thể tự nhận mình là một chuyên viên chạy quảng cáo.

Lúc đó tôi thấy mình thật giỏi

Lúc này với khoảng 4 năm kinh nghiệm và kiến thức tương đối dàn trải từ SEO, viết nội dung, sử dụng các kênh social, các thể loại quảng cáo, tôi bắt đầu tự nghĩ mình không phải chỉ là một SEOer, không phải chỉ là một thằng chạy quảng cáo mà tôi là một marketer. Tôi nghĩ rằng chỉ vì tôi biết cách sử dụng các công cụ quảng cáo thì tôi đã trở thành một người làm marketing.


Tôi chỉ bắt đầu nhận ra rằng những gì mình biết về marketing chỉ là những chiến thuật (tactics) tiểu tiết, những mảnh ghép rời rạc, những kiến thức lổ chỗ thiếu hụt và những suy nghĩ lệch lạc về cái gọi là mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Tôi cũng nhận ra sự yếu kém của mình về kiến thức ngành khi có dịp trao đổi và trò chuyện với các anh chị nhiều kinh nghiệm hơn làm việc bên mảng marketing truyền thống.


Hơn 4 năm bước chân vào nghề, tôi mới nhận ra mình chả biết mẹ gì về marketing

Tôi hiểu rằng marketing thực chất không phải là việc biết sử dụng các công cụ, marketing là một tư duy cần phải được rèn luyện và đồng thời để làm đúng thì cần phải có những kiến thức vững chắc về ngành. Những khái niệm căn bản ngày xưa tại trường đại học tôi vốn không để tâm nhiều bây giờ lại bất chợt bắt đầu trở nên lý thú hơn.

Tôi quay lại với những căn bản, đọc ngấu nghiến những kiến thức trong các cuốn sách giáo khoa về marketing, học lại tất cả những lý thuyết sơ căn nhất và để qua đó nắm được những hiểu biết cơ bản nhất. Sau đó tôi bắt đầu đọc lên các sách và chủ đề chuyên sâu hơn để xây dựng nền tảng kiến thức cho mình. Cùng với các kiến thức đến từ các website và blog, sách là một nguồn kiến thức lớn để bạn có thể đào sâu và học hỏi thêm. Tham khảo một số sách marketing nên đọc và các trang web, blog digital nên theo dõi.

Vậy lúc đó tôi nhận ra điều gì? Tôi nhận ra rằng…

Digital marketing không tách rời khỏi marketing truyền thống

Và tất cả những lý thuyết và nền tảng về marketing thì từ trước đến nay vẫn không hề có sự thay đổi. Là một người không học qua căn bản về marketing mà chỉ nhảy sổ vào ngành, sau đó tự mình học những kiến thức cóp nhặt từ nhiều nơi và tự ghép nối chúng lại, tôi đã từng nghĩ rằng digital marketing là một phần tách rời, là tương lai của marketing, marketing truyền thống đang đi xuống và rồi sẽ chết dần. Nhưng không, digital marketing không phải là một khái niệm mới, nó cũng không phải là một thứ gì đó tách rời với các kênh truyền thống mà nó là một phần của tổng thể trong khái niệm integrated marketing communications mà chúng ta sẽ đề cập sau.

* Lưu ý: Tất cả các từ Communications mang nghĩa truyền thông qua các phương tiện (TVC, bảng hiệu, digital) đều PHẢI CÓ S mới là đúng. Vì rất nhiều bạn ghi sai thành communication nghĩa là giao tiếp thông thường giữa người và người. Và vì trong marketing thì phương thức mà một thương hiệu dùng để truyền tải thông điệp đến người dùng thường là phải thông qua các phương tiện truyền thông, do đó communications sẽ là từ được dùng thường xuyên.

Digital marketing là một khái niệm bao trùm các kênh / phương thức truyền thông mới xuất hiện sau này và thường được nhiều người gắn liền với các kênh online. Tuy nhiên digital marketing theo tôi thì tổng thể hơn như thế và bao gồm Digital Advertising và Online Marketing. Với sự chuyển biến hiện tại thì các lằn ranh sẽ ngày càng mờ dần hơn giữa 2 nhánh của digital marketing.

Cấu thành của Marketing và các định nghĩa


Một trong những lý do tôi viết bài này là vì trong thời gian vừa rồi tôi thấy khá là nhiều những chia sẻ đến từ cộng đồng và một số chia sẻ đó thì theo tôi chưa thực sự đúng lắm về mặt nền tảng. Tôi không nói là những chia sẻ đó là hoàn toàn sai vì thực sự có rất nhiều cách hiểu và góc nhìn khác nhau nếu nói về mảng kiến thức trong marketing. Ngay cả marketing models để lên chiến lược cũng có rất nhiều biến thể khác nhau và nhiều loại khác nhau, ví dụ: 4Ps, 4Cs, 7Ps, 7S, AIDA, 5Is, BCG Matrix, SOSTAC, v.v… và việc đúng sai hợp lý hay không đôi khi vẫn còn rất nhiều tranh cãi.

Tuy nhiên như tôi đã nói phía trên, nền tảng là thứ rất quan trọng. Nếu nói về nền tảng mà bị sai lệch thì tất cả mọi định hướng và ý nghĩa đều sẽ bị sai lệch theo. Kiến thức dù muốn tốt để truyền tải đi nhưng nền tảng bị sai thì cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt, nhất là với các bạn trẻ vẫn đang còn trong giai đoạn học hỏi rất nhiều thứ.

Trong nội dung dưới đây tôi chỉ muốn đưa ra một số chia sẻ về mặt rất căn bản để tất cả mọi người nắm được marketing mix là gì, marketing communications là gì, Digital Marketing có vai trò gì trong đó, integrated marketing communications là cái chi chi. Đương nhiên đây lại cũng chỉ là một cách nhìn từ phía tôi về marketing, dựa trên những gì tôi biết và những kiến thức tôi có được, và có thể nó sẽ khác với một số người khác.



Marketing Mix: 4Ps và 7Ps


Nền tảng của Marketing là Marketing Mix model bao gồm 4Ps: Product, Price, Place, Promotion và sau này được mở rộng ra thành 7Ps với People, Process và Physical Environment. Ở đây tôi chỉ tóm gọn lại về 4Ps và 7Ps này:

1. Product (sản phẩm): có thể là sản phẩm hữu hình (hàng hóa) hay vô hình (dịch vụ) mà thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn của người dùng.

2. Price (giá): là chi phí (tiền, thời gian, công sức) khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm hay dịch vụ nhận được.

3. Place (địa điểm / phân phối): phương thức để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng một cách thuận tiện nhất.

4. Promotion (quảng bá): đây là phần mà nhiều người thường nhầm với marketing. Trong promotion thì có promotion mix với direct marketing, advertising, personal selling, sales promotion và public relations (PR).



3Ps được thêm vào sau này:


5. People (con người): nhân sự tham gia vào việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, tương tác giữa nhân viên và khách hàng hay giữa khách hàng với nhau.

6. Process (quy trình): các quy tắc, cơ chế mà dịch vụ được cung cấp cho khách hàng.

7. Physical Environment (cơ sở vật chất): môi trường mà việc mua bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ diễn ra hoặc cơ sở vật chất để có thể sản xuất hàng hóa hay dịch vụ.

Một số biến thể khác của 7Ps trong đó sẽ sử dụng Packaging, Positioning, Partners, Persuasion, Policy, Philosophy, v.v… để thay thế cho Physical Environment hoặc Process. Cái này các bạn có thể tìm hiểu đọc thêm.

Để hiểu thêm về Marketing Mix, các bạn nên đọc quyển The Principles of Marketing của Philip Kotler, đây là sách giáo khoa nhập môn căn bản mà ai làm marketing cũng nên đọc.

Promotion Mix – Marketing Communications


Quay trở lại với phần Promotion, Promotion Mix là gì? 

Promotion Mix (hay còn gọi là Marketing Communications – Marcom) là tập hợp các công cụ mà người làm marketing có thể sử dụng để truyền tải thông điệp hoặc tương tác với người dùng và tác động đến quyết định mua hàng của họ.



1. Advertising: Đây là phương thức quảng cáo đại chúng không phân biệt đối tượng nhằm mục đích lan truyền ý tưởng hoặc nhận diện thương hiệu đến với người dùng trên diện rộng. Các định dạng quảng cáo như bảng hiệu, TV, radio, tạp chí, v.v… đều thuộc về advertising.

2. Direct marketing: Hay đôi khi còn gọi là direct response là phương thức quảng cáo có nhắm chọn đối tượng chứ không phải phủ rộng như advertising. Đa phần các kênh quảng cáo digital như Paid Search, Facebook Ads, Email, SMS, v.v… đều là direct marketing do chúng có khả năng nhắm chọn đối tượng.

3. Personal selling: Là phương thức tiếp cận người dùng trực tiếp thông qua các nhân viên bán hàng hoặc tư vấn viên. Bao gồm: nhân viên bán hàng, tư vấn qua điện thoại, bán hàng qua mối quan hệ, v.v…

4. Sales promotion: Đây là các hoạt động nhằm mục đích kích thích và khuyến khích người dùng mua sản phẩm bao gồm khuyến mãi, hàng sử dụng thử (demo), các vouchers, coupons, trưng bày tại điểm bán v.v…

5. Public relations: Là các hoạt động nhằm mục đích xây dựng một hình ảnh đồng nhất của thương hiệu không chỉ đối với khách hàng mà còn với những nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội. Public relations bao gồm:

+ Government relations: quan hệ chính phủ – tuân thủ các yêu cầu về pháp lý, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, thực hiện trách nhiệm xã hội.

+ Customer relations: quan hệ mà công ty xây dựng với các khách hàng mà mình đang cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm.

+ Community relations: quan hệ cộng đồng – xây dựng hình ảnh của thương hiệu với cộng đồng địa phương hoặc cộng đồng ngành nơi mà công ty đang hoạt động.

+ Media relations: quan hệ truyền thông – tạo dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan truyền thông, báo chí để đảm bảo một hình ảnh thương hiệu nhất quán trên các kênh truyền thông.

+ Influencer relations: quan hệ với những người có ảnh hưởng nhằm có thể vận dụng họ như một kênh truyền thông hiệu quả.

+ Publicity: các hoạt động thu hút sự quan tâm của cộng đồng và công chúng nhằm khuếch trương danh tiếng và thương hiệu.

+ Internal communications: truyền thông nội bộ – truyền thông tới các nhân viên của công ty và đối tác về hình ảnh và thương hiệu của công ty nhằm xây dựng văn hóa và sự gắn kết.

* Một số bạn hay dùng từ Publicity như từ đồng nghĩa với Public Relations nhưng cái đó là sai vì Publicity chỉ là một phần của các hoạt động về PR – Branding.

Vai trò và vị trí của digital marketing trong promotion mix / marketing communications

Lúc này chúng ta mới tới phần kênh truyền tải. Các kênh digital, bên cạnh các kênh truyền thống đóng vai trò như phương tiện để truyền tải thông điệp đến khách hàng. Việc lựa chọn kênh nào để truyền tải là phụ thuộc vào công cụ mà thương hiệu sử dụng, đối tượng muốn hướng tới và loại nội dung họ tạo ra. Dù là truyền tải trên kênh nào thì cũng đều có 3 bước cần phải làm:



1. Creative: Tạo ra nội dung và các thiết kế phù hợp với đối tượng khách hàng hướng tới cũng như có thể truyền tải được thông điệp muốn gửi đi. Ví dụ thiết kế banners cho quảng cáo banner, viết ad text cho quảng cáo paid search hoặc quay TVC để chạy quảng cáo trên TV.

2. Transmit: Quá trình kích hoạt các kênh để chuyển tại các thông điệp đi đến khách hàng. Ví dụ với quảng cáo online thì là thiết lập các chiến dịch quảng cáo, hay với báo chí là booking bài viết, v.v…

3. Audit: Đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo dựa vào các chỉ tiêu được đề ra trước ví dụ như doanh thu, nhận thức thương hiệu, thị phần, v.v… Đánh giá có nhiều cách như sử dụng các công cụ đo lường online, social listening cho các kênh digital hoặc các nghiên cứu thị trường, khảo sát cho các kênh truyền thống.

Khái niệm integrated marketing communications (IMC) như được nói đến trong The Principles of Marketing chính là việc truyền tải các thông điệp đến người dùng một cách đồng nhất bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn các công cụ của Promotion Mix và các kênh truyền tải dù là digital hay truyền thống. Như bạn có thể thấy trên hình, phần IMC chính là nguyên phần Promotion Mix phía trên.

Đương nhiên, như đã nói, đây là một góc nhìn. IMC với một số người khác lại sẽ theo góc nhìn khác, đi từ concept, brand images hoặc cắt lớp theo các hướng khác nhau. Cái Tú trình bày đây là IMC được hiểu theo nghĩa cơ bản, phân chia theo các chuẩn mực và marketing mix model được giảng dạy.

Bạn có thể thấy digital marketing lúc này là một phần của IMC dưới dạng là các kênh truyền tải thông điệp và nó là một phần của chiến lược tổng thể từ trên xuống đi cùng với các yếu tố khác như Product, Price, Place, People, Process hay Physical Environment chứ nó không tồn tại một cách đơn lẻ hay tách biệt.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có một cái nhìn rõ ràng và tổng quát hơn về Marketing và các cấu thành của nó, Marketing Mix là gì, Promotion Mix / Marketing Communications là gì và vai trò của digital marketing trong nguyên chuỗi đó là gì.


10 câu hỏi khó trả lời của các SEOer

16:26 |

Hôm nay mình xin chia sẻ một số câu hỏi mà các SEOer hay thắc mắc trong quá trình làm SEO. Các câu hỏi này được thu thập từ các cộng đồng, mạng xã hội, diễn đàn mà các SEOer đã chia sẻ và một chuyên gia sẽ giúp giải đáp các thắc mắc này của các SEOer. Xin chia sẻ lại cùng các bạn.



SEO là một quá trình nỗ lực và cải thiện không ngừng của SEOer để các từ khóa không chỉ mau chóng lên top mà còn phải "ngự trị" trên top bền vững. Đôi khi làm quá nhiều việc khiến cho các SEOer bị "tung hỏa mù" và không còn định hình được là việc gì là tốt và không tốt cho SEO.

Cho dù là người mới vào nghề sau khi học seo website hay thậm chí là người đã chinh chiến nhiều năm trên các "chiến trường SEO" nhưng đôi khi nhiều SEOer vẫn thắc mắc liệu hành động này hay cách làm này có thực sự tốt cho SEO.

1. Có quá nhiều link từ cùng 1 domain trỏ tới site của tôi liệu có tốt hay không?


Bạn có thể sẽ nghĩ: Google có thể nghi ngờ đây là kết quả của việc sử dụng site vệ tinh và sẽ trừng phạt bạn. Sự thực không đáng sợ như vậy trừ khi các link đó đến từ các nguồn kém chất lượng (như những trang spam hay những site chuyên mua bán link).

Cũng không có gì phải lo lắng nếu bạn có 80.000 link trỏ tới bạn từ duy nhất 1 domain. Sẽ không có gì nguy hại đến công tác SEO của bạn nếu các link đó tồn tại một cách tự nhiên, hợp lý (từ 1 website có tên tuổi, hoạt động trong cùng lĩnh vực với bạn). Thậm chí nó sẽ mang lại ranking rất tốt cho bạn.

Vậy bạn đã biết cách để trỏ thật nhiều link tới site của mình mà vẫn tốt cho SEO rồi chứ.

2. Ai đó xây dựng spam links tới site của bạn?


Đừng quá lo lắng. Nếu bạn đã xây dựng được một website chất lượng với những nội dung hữu ích, hệ thống backlink chất lượng tức là bạn đã tạo được một thương hiệu trên Internet. Và Google dễ dàng để nhận thấy điều này. Do vậy, dù có ai đó muốn chơi xấu để hạ bệ bạn bằng cách trỏ link từ những trang kém chất lượng tới site của bạn thì cũng không có ý nghĩa gì.

Tin tôi đi, Google rất thông minh, nó không chỉ là một cỗ máy chỉ biết đọc những cái hiện hữu trước mặt, mà Google thực sự như một con người, có những cái nhìn sâu sắc và biết phân tích mọi vấn đề dựa trên chuỗi hoạt động tiểu sử.

Do đó, đừng quan tâm người khác sẽ làm gì với bạn mà chỉ cần chú tâm xây dựng hệ thống của bạn thật tốt là được.

3. Mật độ từ khóa của tôi quá cao?


Có bạn hỏi rằng "Tôi đã nghe nhiều về hậu quả của việc nhồi nhét từ khóa, đặc biệt kể từ khi Penguin ra đời. Vậy tóm lại, quá nhiều từ khóa có nguy hiểm không?"

Rõ ràng là có nhiều từ khóa trong một bài viết sẽ giúp Google dễ dàng suy ra chủ đề bài viết đó là gì. Nhưng nếu quá lạm dụng để qua mắt Google sẽ vừa gây khó chịu cho người đọc vừa khó tránh khỏi hình phạt từ những thuật toán.

Thực chất, con số % mật độ từ khóa hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung bài viết và lĩnh vực mà bài viết đang hướng tới, vì vậy hoàn toàn không có một con số chuẩn cho toàn bộ các website.

Nhiều năm trước, nhiều người đã nghiên cứu và đồng ý rằng con số 2.78% là một tỷ lệ tuyệt vời. Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu bạn quan tâm đến một con số nhất định nào đó.

Nếu bạn viết nội dung thật tự nhiên, hướng 100% đến người đọc, bạn không có gì phải lo lắng. Miễn là các từ khóa của bạn được nhắc lại một cách hoàn toàn tự nhiên thì cho dù mật độ từ khóa của bạn là 6-7% hay chỉ 1-2% thì nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả SEO của bạn. Điều quan trọng là nội dung của bạn vẫn được khán giả đánh giá cao. Đó mới là điều Google thực sự quan tâm.

4. Nội dung trang của bạn bị sao chép và public lên ở một trang nào đó


Điều này có nghĩa là nội dung bạn viết ra có giá trị, người đọc thấy hữu ích và public nó lên các trang khác để chia sẻ với mọi người. Bạn nên cảm thấy tự hào về điều này.

Tuy nhiên có nhiều bạn lo lắng rằng: có nhiều người sao chép bài của bạn đưa lên web của họ mà không để nguồn bài viết từ web của bạn, như vậy liệu google có hiều nhầm đó là bài viết của họ. Hay có người sao chép bài viết của bạn và đăng lên những trang kém chất lượng thì liệu có làm giảm giá trị bài viết của bạn. Bạn hoàn toàn không phải lo lắng những vấn đề này.

Khi bạn đăng bài và submit với google, nghiễm nhiêm bài viết của bạn đã được ghi vào bộ nhớ của google và xác nhận bạn là chủ nhân bài viết. Và cho dù bài viết của bạn có được đăng ở đâu đi nữa thì google cũng sẽ không phạt bạn vì điều này bởi điều quan trọng nhất là nội dung bài viết của bạn đã được google xác nhận.

5. Vì tôi sử dụng Google Analytics nên Google sẽ biết mọi thứ về trang web của tôi. Họ sẽ thấy tôi có tỷ lệ bounce rate (tỷ lệ thoát) cao, thời gian người dùng ở trên trang web ngắn. Liệu họ có phạt tôi vì điều đó?


Google đã cam kết rằng 2 đội đặc nhiệm của họ là Google Webspam Team và Search Quality Team sẽ không lấy dữ liệu trực tiếp từ Google Analytics. Nói chung họ sẽ sử dụng nó để lấy những dữ liệu cần thiết nhưng họ chắc chắn sẽ không làm việc theo kiểu "Oh, hãy túm lấy anh chàng này, có vẻ người đọc không thích website của anh ta. Nhìn xem, bounce rate thì cao trong khi thờ gian lưu lại site thì quá thấp".

Hãy tưởng tượng nếu trang web của bạn phục vụ người dùng tốt, nếu bạn mang đến cho người đọc một câu trả lời ngắn gọn, chính xác giúp người dùng nhanh chóng tìm ra câu trả lời thì tỷ lệ bounce rate của bạn chắc chắn sẽ rất cao trong khi thời gian lưu lại trên site lại cực thấp. Vì vậy đừng quá lo lắng về những con số này, cũng đừng lo sợ Google sẽ nhìn vào những con số này để phạt bạn.


6. Nếu link của tôi có vẻ đến từ việc trao đổi link?


Ví dụ tôi link đến 1 website và họ link trở lại tôi. Liệu có trái với quy định của Google và những link đó liệu có mất giá trị?

Tôi nên làm gì nếu New York Times link đến tôi và tôi muốn link trở lại bài viết đó để người đọc khi ghé thăm website sẽ biết New York Times đã viết gì về tôi. Nhưng tôi không muốn bị coi là đi trao đổi link.

Bạn không cần lo lắng về việc đó. Cho đến bây giờ việc trao đổi link nhằm mục đích ranking vẫn còn tốn tại và Google không khó để phát hiện ra điều đó. Nhưng nếu mục đích của bạn chỉ là để share lại những gì người khác nói về bạn, thì đó là hoàn toàn bình thường. Google rất hiểu vấn đề mà.


7. Anchor text của tôi không có chứa từ khóa


Bạn có một trang web và muốn anchor text trỏ tới trang web của bạn phải có chứa từ khóa. Nhưng nếu đặt từ khóa như thế thì bài viết sẽ không được tự nhiên, người dùng có thể không thích và sẽ không click vào nó.

Đúng vậy, thực tế, việc lạm dụng keyword trong anchor text đang được Google xem xét kỹ hơn. Họ coi việc đó là không bình thường. Vì vậy hãy đặt anchor text sao cho nó phù hợp với nội dung, đem lại sự dễ chịu cho người đọc với một anchor text có ý nghĩa.

8. Tôi đặt link trong phần footer của website. Liệu nó có ảnh hưởng xấu tới tôi?


Tôi đã nghe nhiều điều không hay về footer links. Trong phần lớn trường hợp nó không phải là vấn đề nếu nó phục vụ người đọc. Link trên footer nên dài, có nội dung và mang đến những bài viết chất lượng cho người đọc. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng footer, đặt một tấn link lên đó với anchor text trùng 100% với keyword, Google chắc chắn sẽ hỏi thăm bạn.

Tóm lại, việc đặt link trên footer không phải là xấu nếu như bạn sử dụng vừa phải và quan trọng nhất vẫn là chất lượng link.

9. URL của tôi không chứa keyword, liệu nó có ảnh hưởng xấu đến ranking của tôi?


Hãy nhìn những url thế này: /123 hay /?ide=7. Nó có phải là vấn đề đáng lo ngại. Đương nhiên nếu URL của bạn chứa keyword và tĩnh thì thật là tuyệt vời. Như thế là tốt nhất vì khi ai đó đọc URL của bạn offline, hay thấy chúng trong 1 cái email hay 1 cái tweet thì họ sẽ biết được trên trang của bạn có nội dung gì và đó là điều tuyệt vời để giúp tìm đến trang của bạn.

Tuy nhiên, nếu URL của bạn không có keyword cũng không ngăn cản bạn có ranking cao. Sự thật là bạn có thể thấy có hàng tá trang web không có keyword trong URL nhưng vẫn đứng top 1 đều đều.


10. Vậy còn về link bait?


Link bait là bất cứ nội dung hay chi tiết nào trong một website được thiết kế đặc biệt để thu hút sự chú ý hoặc khuyến khích mọi người link đến website đó (có thể là tin tức, hài hước hay tài nguyên, .....). Theo Matt Cutts, link bait là những thứ "hấp dẫn, thú vị nhằm thu hút sự chú ý người đọc".

Bạn lo lắng về những bài viết hay video không liên quan đến nội dung của website của bạn nhưng chắc chắn thu hút người đọc. Bạn sợ rằng Google sẽ "bỏ tù" website của bạn vì họ không thích những nội dung không liên quan.

Không phải vậy. Cả Google và Bing đều tuyên bố rõ ràng rằng: họ yêu thích điều này kể cả khi bài viết liên quan rất ít đến nội dung còn lại của toàn website. Thực tế đây là một cách rất tốt để thu hút sự chú ý của khán giả trên các trang mạng xã hội, làm tăng view nhanh chóng và PR của bạn cũng sẽ được tăng lên.
Nó cũng là cách tuyệt vời để khán giả nhớ đến thương hiệu của bạn

Không biết đây cũng có phải là thắc mắc của các bạn. Nếu có thì hy vọng bài viết này sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc cho các bạn.

Chúc các bạn thành công !

3 dự đoán về tương lai của SEO

09:20 |

Xu hướng hiện tại nói về hướng tìm kiếm, và làm thế nào bạn có thể chuẩn bị? Nhà phân tích Ryan Shelley chia sẻ những dự đoán của ông về ngành công nghiệp này.


SEO là một ngành công nghiệp liên tục thay đổi và phát triển. Không còn là công cụ tìm kiếm tối ưu hóa được xem như internet "ma thuật đen", nhưng bây giờ nó được coi là một phần thiết yếu của bất kỳ chiến lược tiếp thị kỹ thuật số nghiêm trọng. Năm ngoái , ước tính rằng các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn 65 tỷ đô la cho các dịch vụ SEO, và con số dự kiến ​​sẽ lên tới hơn 70 tỷ đô la vào năm 2018.


Chúng tôi đã đi một chặng đường dài như một ngành công nghiệp - và từ vẻ của nó, những ngày tốt nhất của chúng tôi vẫn còn phía trước của chúng tôi. Điều khó nhất trong thế giới tìm kiếm là dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Khi các động cơ chính tiếp tục cập nhật và tinh chỉnh các thuật toán và hiển thị SERP của chúng, chúng tôi trong lĩnh vực không nên chỉ chờ đợi xung quanh để phản ứng. Tôi tin rằng chúng ta nên chủ động và nhìn vào các xu hướng trong quá khứ để giúp chúng tôi hướng dẫn.

Với tinh thần đó, tôi sẽ thực hiện một bước đi và đưa ra ba dự đoán về tương lai của ngành công nghiệp SEO.


1. UX sẽ đóng một vai trò lớn hơn


Trong quá khứ, SEO đã được xem như là một công việc cho đội ngũ CNTT. Nó được coi là một vai trò kỹ thuật hơn là một vị trí sáng tạo. Trong khi SEO có nhiều yếu tố kỹ thuật cho nó, cốt lõi của nó là một hình thức nghệ thuật. Các chuyên gia SEO ngày nay không chỉ cần phải có một sự hiểu biết về kỹ thuật làm thế nào để tối ưu hóa các trang web và các loại nội dung khác nhau cho các công cụ tìm kiếm, họ cũng cần phải hiểu cách mọi người tương tác với web.

Nhưng hiểu biết chỉ là một nửa trận chiến. Hiểu cách áp dụng thông tin này thực tế là những gì sẽ tiếp tục tách riêng "những thuận lợi" từ "Joes".

Google bị ám ảnh bởi người dùng - và bạn cũng nên vậy. Khi kết quả tìm kiếm ngày càng trở nên tùy biến, trải nghiệm người dùng (UX) sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong tìm kiếm. Nếu nội dung của bạn không thu hút người dùng của bạn, bạn sẽ mất đi, dù bạn có thông tin tuyệt vời đến đâu.

Để vị trí tốt hơn trang web của bạn bây giờ, tôi sẽ đầu tư thời gian để học hỏi người dùng của bạn trong và ngoài. Sau đó, tôi sẽ tạo ra nội dung không chỉ giúp họ mà còn liên quan đến họ nữa. Bạn có thể thực hiện việc này bằng các công cụ phân tích miễn phí để theo dõi và tìm hiểu người dùng đang làm gì.

Nếu bạn hiện không theo dõi các nỗ lực tiếp thị trực tuyến của mình, bạn sẽ không đơn độc.
Nhưng đó vẫn không phải là một cái cớ tốt.

Bạn có biết rằng:

- 45 phần trăm các nhà tiếp thị vẫn không chính thức đánh giá phân tích của họ về chất lượng và độ chính xác (hoặc, thậm chí tệ hơn, không biết liệu họ có hay không).
- Ít hơn 30 phần trăm các doanh nghiệp nhỏ sử dụng phân tích trang web, mã theo dõi cuộc gọi hoặc mã phiếu giảm giá; 18% doanh nghiệp nhỏ thừa nhận không theo dõi bất cứ điều gì.

Chỉ vì những người khác không nghiêm túc xem xét điều này nhưng cũng không có nghĩa là bạn không nên. Các công cụ như Google Analytics và Search Console, miễn phí 100 phần trăm, có đủ thông tin để giúp bạn bắt đầu. Tìm hiểu nội dung đang hoạt động và tại sao, sau đó tạo ra nhiều hơn thế. Hãy suy nghĩ về những gì người dùng của bạn muốn khi họ tương tác với thương hiệu của bạn trên mạng và tạo ra trải nghiệm độc đáo cho họ.

2. AMP sẽ là một yếu tố quan trọng để xếp hạng

Bây giờ chúng ta đang sống trong một thế giới chia rẽ. Theo truyền thống, Google đã vận hành từ một chỉ mục tài liệu khi kéo các truy vấn tìm kiếm. Ngày nay, nó đang trong quá trình tạo ra  hai chỉ mục , một cho di động và một cho máy tính để bàn, với điện thoại di động trở thành chỉ số chính.

Khi chúng tôi chuyển sang thế giới di động đầu tiên, cách chúng tôi tìm kiếm, tương tác và mua đã thay đổi. Điện thoại di động đã trở thành thiết bị chiếm ưu thế của chúng tôi , và Google sẽ không chờ đợi. Một báo cáo gần đây   từ Hitwise (đăng ký yêu cầu) cho rằng ở Mỹ, tìm kiếm di động là khoảng 58 phần trăm của khối lượng truy vấn tìm kiếm tổng thể.

Nhưng người dùng không chỉ muốn một cái gì đó trông đẹp trên các thiết bị di động - họ cũng muốn tốc độ. Trên thực tế, nghiên cứu của chính Google cho thấy 53% người sẽ rời khỏi trang web không thể tải trong vòng ba giây hoặc ít hơn . Đây là một trong những lý do lớn mà Google và những người khác đang đẩy Dự án trang Di động Tăng tốc (AMP) .

Theo chúng tôi biết tại thời điểm này, AMP không phải là tín hiệu xếp hạng , nhưng điều đó không có nghĩa là nó không ảnh hưởng đến hiệu suất của trang tìm kiếm hoặc trang web của bạn. Nội dung AMP nổi bật trong các kết quả tìm kiếm trên điện thoại di động, thường nằm trên các danh sách không phải trả tiền. Bạn không muốn nội dung của bạn xuất hiện ở đó? Ngoài ra, nếu người dùng bỏ qua các trang web tải chậm trên thiết bị di động, bạn nên ưu tiên tốc độ trang trên điện thoại di động, ngay cả khi bạn đã có vị trí hàng đầu về chất lượng.

Hơn nữa, nếu bạn chờ cho nó là một tín hiệu xếp hạng chính thức trước khi bạn thực hiện AMP, bạn sẽ được quá xa phía sau để được hưởng lợi từ nó khi điều đó xảy ra. Vì vậy, bắt đầu xây dựng trang AMP cho nội dung của bạn ngay bây giờ! Từ khi bật AMP trên blog của công ty chúng tôi, chúng tôi đã thấy số lượt truy cập tìm kiếm trên thiết bị di động tăng 12% và chúng tôi không phải là những người duy nhất nhìn thấy kết quả. Kiểm tra các số liệu thống kê này:

- Washington Post: 23% người dùng tìm kiếm di động quay trở lại trong vòng bảy ngày.
- Slate: 44% lượt truy cập tăng lên trong số khách truy cập hàng tháng và tăng 73% lượt truy cập cho mỗi khách truy cập hàng tháng.
- Gizmodo: 80% lưu lượng truy cập của Gizmodo từ các trang AMP là lưu lượng truy cập mới, tăng 50 phần trăm hiển thị.

Có dây tăng 25% tỷ lệ nhấp chuột từ kết quả tìm kiếm, với CTR trên quảng cáo trong các câu chuyện của AMP tăng 63 phần trăm.

3. AI sẽ chạy tìm kiếm


Khi Google công bố RankBrain  năm ngoái, thế giới tìm kiếm đã mất trí. Hôm nay, chúng ta vẫn không biết nhiều về RankBrain, khác với đó là một trong ba yếu tố xếp hạng tìm kiếm hàng đầu của Google . Cá nhân, tôi nghĩ rằng AI là một điều tuyệt vời cho tìm kiếm. Theo thời gian, khi các máy học các mẫu và hiểu nội dung, kết quả sẽ ngày càng chính xác hơn. Các lợi ích khác cho AI là nó sẽ giết chết SEO mũ đen, mà tôi tin là rất tốt cho ngành công nghiệp như một toàn thể.

Vì vậy, làm thế nào để bạn chuẩn bị cho mình "tuổi của máy?" Bạn làm công việc, đúng cách. Trong khi tôi nghĩ rằng RankBrain (hoặc một số công nghệ AI mới khác) cuối cùng sẽ chạy tìm kiếm 100 phần trăm, tôi cũng nghĩ rằng chúng tôi vẫn còn khá xa ngày hôm đó. Đầu tiên, chúng ta có thể bắt đầu làm việc tốt hơn trong việc tạo ra nội dung mang tính thông tin và hấp dẫn. Sau đó chúng ta có thể dành thời gian để làm những việc nhỏ ngay, như SEO trên trang. Và cuối cùng, chúng ta có thể bắt đầu suy nghĩ về việc tìm kiếm trên một mức độ cá nhân. AI sẽ làm cho việc tìm kiếm trở nên cá nhân hơn bao giờ hết, và điều này sẽ buộc tất cả chúng ta trong lĩnh vực tiếp thị phải suy nghĩ về các phân đoạn theo một cách hoàn toàn mới.

Mặc dù tôi tin rằng ba dự đoán này sẽ trở thành hiện thực, nhưng chúng cũng là vấn đề ngày hôm nay. Tôi hy vọng bạn dành chút thời gian để suy ngẫm về vị trí của bạn, bạn đang làm gì và những gì mới cần thêm vào chiến lược tìm kiếm của bạn để xem kết quả ngày hôm nay tốt hơn.

Size ảnh quảng cáo Facebook chuẩn lý tưởng

09:00 |
Facebook sẽ tự động giảm kích cỡ ảnh khi bạn đăng lên mạng xã hội này. Tuy vậy, nếu bạn chèn các hình ảnh phù hợp với yêu cầu của Facebook thì những hình ảnh đăng lên sẽ đẹp và rõ nét hơn.

Trước đây, Facebook chủ yếu là chữ và các link chia sẻ. Nhưng hiện nay, hình ảnh ngày càng trở nên quan trọng và được dùng nhiều. Tuy vậy, mỗi loại ảnh trên Facebook như ảnh bìa, ảnh hồ sơ cá nhân và ảnh trên dòng thời gian lại có kích cỡ riêng. Như vậy, nếu những hình ảnh bạn đưa lên phù hợp với kích cỡ riêng thì chúng sẽ hiển thị ở chất lượng tốt nhất.

Ảnh bìa (cover photo)





Đây là bức ảnh lớn khổ rộng nằm trên đầu trang dòng thời gian (timeline). Ảnh này hiển thị ở kích cỡ 851 x 315 pixel (chiều ngang và dọc). Theo Facebook thì để có tốc độ tải trang tối ưu nhất, chúng ta nên đăng ảnh bìa kích cỡ chiều ngang là 851 pixel, chiều dọc là 315 pixel ở định dạng JPG với dung lượng dưới 100KB. Với những ảnh bìa có nhiều chữ và logo thì ảnh sẽ hiển thị đẹp hơn khi sử dụng định dạng PNG.

Tuy vậy, ảnh bìa của trang nhóm (Group) lại có kích cỡ khác là 801 x 250 pixel và ảnh bìa của sự kiện (Event) là 784 x 295 pixel.

Ảnh hồ sơ cá nhân (profile picture)




Ảnh này hiển thị ở kích cỡ 160 x 160 pixel và bạn phải đăng bức ảnh kích cỡ tối thiểu là 180 x 180 pixel để có chất lượng tối ưu. Với các ảnh không vuông, bạn có thể vào phần biên tập ảnh hồ sơ cá nhân "Edit Profile Picture", rồi chọn "Edit Thumbnail" để chỉnh sửa.



Ảnh thu nhỏ (thumbnail) trong các bài chia sẻ




Facebook có nhiều cách hiển thị ảnh thu nhỏ với các link chia sẻ. Thông thường và cũng là lý tưởng nhất, bạn sẽ có ảnh thu nhỏ cỡ lớn với kích cỡ 484 x 252 pixel, như ảnh phía trên.



Tuy vậy, nhiều khi Facebook chỉ hiển thị ảnh thu nhỏ cỡ bé ở bên trái nằm theo chiều với kích cỡ 155 pixel hoặc theo chiều dọc với kích cỡ 114 pixel. Lưu ý là bạn có thể đăng ảnh mới thay cho ảnh thu nhỏ tự động của Facebook và ảnh thay thế sẽ hiển thị sắc nét hơn nếu bạn chon ảnh kích cỡ phù hợp.



Ảnh đăng trên dòng thời gian (Timeline)



Ảnh thu nhỏ trên dòng thời gian có kích hiển thị tối đa là 504 x 504 pixel. Như vậy, nếu bạn muốn sử dụng hết khoảng không gian cho phép thì nên đăng lên bức ảnh vuông với chiều rộng tối thiểu là 504 pixel.



Nếu ảnh đăng lên có khổ ngang thì bức ảnh đó sẽ tự động thu về kích cỡ chiều ngang 504 pixel, còn chiều dọc sẽ có kích cỡ tùy theo thực tế của bức ảnh.



Còn nếu đăng bức ảnh khổ dọc thì bức ảnh thu nhỏ sẽ tự động thu về kích cỡ chiều dọc là 504 pixel và chiều ngang sẽ tùy theo kích cỡ thực tế của ảnh. Những bức ảnh đăng lên có chiều ngang và dọc nhỏ hơn 504 pixel thì bức ảnh thumbnail sẽ không hiển thị hết diện tích cho phép, có khoảng trống thừa ở hai bên.



Đăng nhiều ảnh lên dòng thời gian


Bạn có thể đăng nhiều ảnh lên dòng thời gian cùng lúc. Những ảnh này hiển thị như thế nào trên dòng thời gian tùy thuộc vào số lượng ảnh đăng và khổ của bức ảnh bạn sẽ chọn làm ảnh chính. Ảnh chính là ảnh sẽ hiển thị đầu tiên và hiển thị lớn hơn trong một số trường hợp.


Ngoài việc hiển thị đầu tiên, ảnh chính còn có vai trò quan trọng khác. Nó xác định hình thức bố trí (layout) của các bức ảnh. Nếu bạn đăng 3 ảnh với ảnh chính khổ vuông thì bạn sẽ thấy cách bố trí các ảnh sẽ khác so với ảnh chính có khổ ảnh hình chữ nhật.



Cách đơn giản nhất để chọn bức ảnh làm ảnh chính là kéo nó về vị trí ngoài cùng bên trái trong ô tải ảnh lên. Trong ví dụ này thì bức ảnh con sư tử phía trên sẽ đóng vai trò là ảnh chính. Nếu bạn muốn bức ảnh con khỉ làm ảnh chính thì chỉ việc kéo nó sang bên trái.


Chia sẻ 2 bức ảnh trên Dòng thời gian, bức ảnh chính có khổ ngang




Chia sẻ 2 bức ảnh trên Dòng thời gian, bức ảnh chính có khổ dọc




Chia sẻ 2 bức ảnh trên Dòng thời gian, bức ảnh chính có khổ vuông




Chia sẻ 3 bức ảnh trên Dòng thời gian, bức ảnh chính có khổ ngang




Chia sẻ 3 bức ảnh trên Dòng thời gian, bức ảnh chính có khổ dọc




Chia sẻ 3 bức ảnh trên Dòng thời gian, bức ảnh chính có khổ vuông




Chia sẻ 4 bức ảnh trên Dòng thời gian, bức ảnh chính có khổ ngang




Chia sẻ 4 bức ảnh trên Dòng thời gian, bức ảnh chính có khổ dọc




Chia sẻ 4 bức ảnh trên Dòng thời gian, bức ảnh chính có khổ vuông

SEO Real Time dành cho doanh nghiệp

14:48 |
Sự nở rộ của nhiều doanh nghiệp tạo nên thị trường kinh doanh sôi động với hàng loạt thương hiệu nổi bật. Để tạo nên dấu ấn khác biệt và ưu thế vượt trội cho doanh nghiệp của mình thì khâu Marketing được xem như lời giải tối ưu cho bài toán cạnh tranh.



Với sự bùng nổ về về công nghệ thông tin hiện nay, vai trò của Digital Marketing trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đồi với các doanh nghiệp lớn nhỏ ở Việt Nam. Đây có thể nói là kênh Marketing đang được nhiều nhãn hàng lớn, doanh nghiệp lớn kiểm soát để tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Về cơ bản, với Digital Marketing, Search engine optimization (SEO) nổi lên như một kênh quan trọng bậc nhất đối với mỗi chủ doanh nghiệp, nếu quản trị tốt SEO đồng nghĩa với việc chủ doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều khoản chi phí trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Bên cạnh đó, đối với công cụ tìm kiếm như Google, việc thay đổi thuật toán liên tục để đảm bảo đưa ra kết quả đúng với mục đích tìm kiếm của người sử dụng làm ảnh hưởng khá lớn đến quy trình triển khai SEO. Do đó, SEO real time được rất nhiều chủ doanh nghiệp quan.

SEO real time là gì?



Là SEO lên top thời gian thực, tức là SEO lên top ngay lập tức sau khi công cụ tìm kiếm đã lưu trữ (indexing) địa chỉ của trang web cần SEO. Để hiểu hết được giá trị SEO real time, chúng ta cần phải xác định rõ đây chỉ là một công cụ của của Digital Marketing, tức là một phần của Marketing, cho nên việc triển khai SEO cũng phải theo tinh thần, theo tư duy Marketing chứ không phải “biến” SEO trở thành một cái gì đó rất “thần thánh” và “nguy hiểm”.

Do đó, để hiểu triệt để quá trình làm SEO real time phải cần đến những người đã và đang làm SEO với nhiều năm kinh nghiệm, cũng như đã đạt được thành công nhấ định trong lĩnh vực này.

Tìm hiểu về Viral Marketing là gì?

09:56 |

Viral Marketing là gì? Tại sao nó lại rất quan trọng để biết về các kỹ thuật tiếp thị lan truyền?
Làm thế nào các chiến lược tiếp thị lan truyền và chiến dịch sẽ giúp bạn cải thiện kinh doanh của bạn?


 Viral Marketing (Tiếp thị lan truyền)


Viral marketing là một quá trình mà khán giả được khuyến khích, động lực để chia sẻ nội dung của sản phẩm / dịch vụ của một công ty trên Internet, nói cách khác, nó là một kỹ thuật tiếp thị bao gồm người sử dụng trang web và khán giả để lây lan từ về nội dung của bạn.

 Tại sao "Tiếp thị lan truyền" lại quan trọng như vậy?


Mọi người đều muốn tạo lợi nhuận cao cho các công ty cụ thể của mình. Phương pháp này đã được sử dụng bởi các công ty tài sản 500 để tăng doanh số bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Đặc biệt kênh bán hàng được tạo ra mà bắt đầu bằng cách tiếp thị lan truyền và kết thúc tại số rất cao về kinh doanh.

Ý tưởng Viral Marketing

Các phương pháp dưới đây là vài trong số các chiến dịch tiếp thị lan truyền tốt nhất thử một thử nghiệm. key Lưu ý quan trọng - Xin đừng qua sử dụng các phương thức mà nó có thể kết thúc chuyển đổi nội dung của bạn để spam. Các phương pháp E-book là không có trường học cũ nghi ngờ, nhưng họ chưa giúp đạt được yên tĩnh rất nhiều khi nói đến tiếp thị kỹ thuật số.

Viral E-Book Marketing

Mua quyền đánh dấu cho một E-book của virus. Cho phép bạn bè của bạn, các blogger để cho đi miễn phí E-book của bạn để khách hàng của họ.

Vào thời điểm đó, khách hàng của họ sẽ tương tự như vậy cho nó đi cho nhiều người hơn và chuỗi này sẽ tiếp tục.

Điều này chỉ đơn giản là sẽ tiếp tục lan rộng xúc tiến của bạn ở khắp mọi nơi trên Internet.

Tạo ra một diễn đàn

Nếu bạn có thể thiết lập một cuộc thảo luận hoặc thông báo khác tàu / chủ đề, bạn thực sự có một công cụ đáng kinh ngạc.
Cho phép các cá nhân để sử dụng tàu nói chuyện trực tuyến của bạn cho trang web của riêng mình. Một vài người không có một.
Đơn giản chỉ cần kết hợp các chương trình khuyến mãi lá cờ của bạn ở điểm cao nhất của chủ đề.
Điều này sẽ làm cho mọi người nhớ banner của bạn và qua đó quảng bá thương hiệu của bạn / kinh doanh cho một số lượng tốt của đối tượng mục tiêu.
thiết kế web

Mẫu thiết kế web

Bạn có một kỹ năng cho các thành phần trang web? 

Thực hiện một số bố trí, thiết kế, trang web của các file psd và vv và chuyển chúng vào trang web của bạn.

Vào thời điểm đó, cho phép các cá nhân để cho đi thiết kế của bạn miễn phí trang web, đại diện kiến ​​trúc, phong cách văn bản, bố cục mẫu, vv

Trở ngại duy nhất ở đây nên là một phần tải về, khi bạn chia sẻ các bố trí đảm bảo các đối tượng cần phải truy cập trang web của bạn để click vào nút download.

Đảm bảo rằng bạn kết hợp một kết nối đến trang web của bạn trong các bản quyền và yêu cầu họ không để loại bỏ nó.

 E-Book

Viết một E-book. Cho phép các cá nhân để đặt một thông báo ở miễn phí E-book của bạn nếu đổi lại, họ giveaway E-book cho khách web của họ.

Bài giới giới thiệu 

- Viết bài báo có liên quan đến mục hoặc quản trị của bạn.
- Cho phép các cá nhân để trích bài viết của bạn trên trang web của họ, trong E-tạp chí, cuốn sách nhỏ, tạp chí của họ hoặc E-sách.
- Kết hợp hộp tài sản của bạn và thay thế cho các bản in lại bài viết tại các cơ sở của mỗi bài báo.

Viral Re-branding

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm trên mạng Internet mà sẽ cung cấp cho bạn quyền tái xây dựng thương hiệu, chỉ cần tìm một sản phẩm hay dịch vụ mà đã là virus hoặc có một đối tượng mục tiêu rất lớn.

Thêm thương hiệu, biểu ngữ của bạn, bán đoạn mã cho các sản phẩm và tạo ra các video của các sản phẩm và chia sẻ trên internet.

Điều này sẽ làm cho thương hiệu của bạn dễ thương hơn và mọi người sẽ yêu thương để chia sẻ nội dung của bạn trên tất cả các phương tiện truyền thông xã hội.

Xu hướng của bài viết

Tạo điều phương tiện truyền thông xã hội có liên quan đến chủ đề xu hướng hiện tại và cố gắng giải thích các ý kiến ​​của bạn trên cùng.

Phương pháp này đã được bắt nguồn từ các chiến dịch tiếp thị thành công, nó có thể rất hữu ích khi bạn đang viết về một chủ đề mà có nhiều loại khác nhau của dư luận.

Sử dụng diễn đàn hàng đầu

Tạo một bài viết tuyệt vời về sản phẩm thương hiệu của bạn và chia sẻ trên các diễn đàn và blog. Phương pháp này có thể để cho doanh nghiệp của bạn đạt đến nhiều người cuối cùng là tăng doanh số bán hàng của bạn.

Phương pháp Diễn đàn gửi bài được coi như một phương pháp để tạo ra quan điểm hữu cơ để trang web của bạn, trang sản phẩm. Chỉ cần nhớ một điều, làm blog không thư rác với bài viết của mình.

Bookmark 6-10 diễn đàn hàng đầu theo bạn thích và chia sẻ bài viết của mình mỗi tháng một lần cũng đảm bảo để bình luận trên diễn đàn bài viết / chủ đề khác và trả lời ý kiến.

Video Marketing Viral

video tiếp thị nội dung ngắn đang có xu một tình yêu nhận được nhiều hơn từ khán giả. video giữa tốc độ khoảng 30-45 giây có xu hướng để có được rất cao hấp dẫn.

Đối với phương pháp này, tôi muốn khuyên bạn để tạo ra một video mà bạn giải thích về doanh nghiệp của bạn một cách rất tuyệt vời đó sẽ là một yếu tố nhắc nhở cho các khách hàng tiềm năng của bạn bất cứ khi nào họ cần một sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan đến niche của bạn / loại.

Hình ảnh

Nhìn những hình ảnh tuyệt vời trên internet? Mà cuối cùng đưa bạn đến một trang web kinh doanh. Vâng! Những người được tiếp thị các chiến dịch.

Hình ảnh có xu hướng tạo ra nhiều lời kêu gọi hành động. Khảo sát chứng minh rằng chương trình khuyến mãi hình ảnh được nhiều nhấp chuột hơn so với viết lên chương trình khuyến mãi.

Giveaway - Marketing

Một trong những phương pháp đơn giản nhất để thực hiện khi cố gắng để đạt được chương trình khuyến mãi hoàn hảo. Điều này làm việc tốt nhất cho các thương hiệu đang cố gắng để quảng bá sản phẩm của họ ví dụ như một thương hiệu trang điểm.

Thực hiện theo các bước sau để đạt được phương tiện truyền thông xã hội tiếp thị lan truyền:

1. Tạo biểu ngữ giveaway sản phẩm.

2. Chia sẻ nó trên tất cả các phương tiện truyền thông xã hội của bạn. (Tôi hy vọng bạn có doanh nghiệp của bạn trên tất cả các phương tiện truyền thông xã hội)

3. Nếu bạn có một danh sách các email của khách hàng hoặc những tiềm năng, gửi cho họ một email về giveaway.

4. Chọn 3 người chiến thắng và gửi cho họ những sản phẩm, chỉ cần yêu cầu họ chia sẻ thắng giveaway của họ trên tất cả các phương tiện truyền thông xã hội của họ (mà họ sẽ dễ dàng chấp nhận, như không có gì để mất cho họ là) Bước này sẽ giúp bạn tiếp cận với nhiều người hơn.

5. Đừng giveaway sản phẩm vào các tài khoản đặc biệt làm cho quà tặng. Nó chỉ là vô nghĩa!

Phương pháp này có thể được áp dụng để giới thiệu sản phẩm, bán hàng chào hàng, giảm giá lễ hội và nhiều hơn nữa. Không chỉ nó sẽ làm tăng thăm trang web của bạn mà còn phát triển một cộng đồng của những người sẽ bắt đầu biết về sản phẩm của bạn và tình yêu để mua và sở hữu chúng.

Danh sách kiểm tra cho Viral Marketing


Lưu ý *

 - Tất cả các bước nên được nội dung mà người sẽ yêu thương để chia sẻ. Nó không phải là hoàn toàn về việc thúc đẩy doanh nghiệp của bạn.

- Viết về sản phẩm / dịch vụ.
- Thiết kế infographics tương đối cho doanh nghiệp của bạn.
- Tạo một video giới thiệu tuyệt vời về doanh nghiệp của bạn.
- Thực hiện theo bất kỳ 5 suy nghĩ tiếp thị lan truyền như ở trên.
- Chờ kết quả của bạn.

Nếu chiến lược tiếp thị lan truyền của bạn không đi cũng không mất hy vọng. nội dung Viral không phải là một cái gì đó mà được tạo ra qua đêm, nó có số lượng tốt của những nỗ lực của một hoặc nhiều cá nhân để đến với một ý tưởng mà có thể đi virus.

Các kỹ thuật tiếp thị lan truyền không giới hạn đã nêu ở đây. Bạn có thể tạo riêng của bạn theo yêu cầu của bạn.


ATL, BTL, TTL trong Marketing là gì?

17:23 |
Cụm từ ATL (above the line)BTL (below the line) được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1954 bởi P&G để họ có thể tách biệt các khoản phí phải chi trả cho các hoạt động quảng cáo khác nhau về tính chất và độ rộng. Ngoài 2 loại hình Marketing kia, chúng ta có thể cũng đã biết về TTL (through the line) – loại hình khá mới mẻ tuy nhiên được áp dụng nhiều.




 1. ATL (above the line)

Above the line (ATL): là các loại hình Marketing có độ phủ rộng, thường tập đối tượng sẽ là Mass Audience (khán giả đại chúng) và nhắm mục đích tăng Brand Awareness (nhận dạng thương hiệu), xây dựng hình ảnh của Brand (thương hiệu),… Loại hình này thường được áp dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng như: TV, Radio, Print Ads, OOH… Các hoạt động ATL thường sẽ được Brand team (Nhóm thương hiệu) đảm nhận về mặt chiến lược và kế hoạch.



Một ví dụ cho hoạt động ATL mà chúng ta có thể thấy hàng ngày là các quảng cáo trên TV. Những quảng cáo này được phát sóng rộng rãi trên nhiều kênh cùng với thông điệp thống nhất để đảm bảo được các mục đích Marketing đã đề ra trước đó.

2. BTL (below the line)


Khác với ATL, Below the line (BTL): là loại hình Marketing ngắm đến một đối tượng cụ thể với mục đích chính là tăng trung thành của khách hàng và khiến khách hàng mua sản phẩm nhiều lần. Loại hình này thường được áp dụng để nhắm vào đối tượng cụ thể với những đặc điểm và thói quen khác nhau bằng các hoạt động Trade, Promotion, Merchandise… Các hoạt động BTL thường sẽ được đảm nhận bởi Trade team (Nhóm thương mại) và đội ngũ Sales nhằm tối đa hóa lợi nhuận.



Những ví dụ thực tế mà chúng ta có thể quan sát tại các siêu thị lớn là các hoạt động trưng bày tại điểm bán, những booth (gian hàng) trưng bày hoặc quầy samplin (lấy mẫu).

3. TTL (through the line)

Đây là một loại hình Marketing còn rất mới nhưng được áp dụng nhiều bởi gần như tất cả các thương hiệu khi mạng xã hội và các hoạt động online đã làm lu mờ “the line”.


TTL là hoạt động kết hợp cả ATLBTL để có thể tương tác với khách hàng tại nhiều kênh khác nhau và tại nhiều thời điểm khác nhau với một thông điệp thống nhất được truyền tải. Các hoạt động TTL có thể được hầu hết áp dụng trên hầu hết tất cả các kênh.

Các trường hợp cụ thể mà chúng ta có thể thấy với hoạt động TTL là những quảng cáo bao gồm cả thông tin đặt hàng cho khách hàng, những code giảm giá được tích hợp khi tương tác trên mạng xã hội….

Marketing truyền thống liệu đã lỗi thời?

15:03 |
Cùng với sự phát triển và phổ biến nhanh chóng của Facebook, YouTube, Twitter…, ngày nay chúng ta cũng chào đón rất nhiều công cụ marketing trực tuyến mới như Facebook marketing, email marketing, SMS, video… hay còn gọi là digital marketing (tiếp thị số).




Lợi thế của những công cụ marketing này, so với những công cụ marketing truyền thống như tivi, radio, báo chí,… là chi phí thấp hơn, nhanh chóng hơn và chi tiết hơn. Giả dụ, nếu đăng tải một TVC (video, phim quảng cáo nói về doanh nghiệp) lên tivi, trong một khung giờ nhất định, doanh nghiệp thông thường sẽ phải chi tối thiểu là vài trăm triệu đồng cho một chiến dịch, trong khi đăng tải TVC này lên YouTube, Facebook, các mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ chỉ mất vài triệu đồng, bởi các công cụ này thường không tính phí đăng tải.

Bên cạnh đó, sử dụng công cụ marketing trực tuyến, doanh nghiệp còn có thể khoanh vùng những đối tượng khách hàng, từ độ tuổi bao nhiêu đến bao nhiêu, có sở thích, thói quen gì, có trình độ, có nhân khẩu học ra sao… để xem TVC đó. 

Doanh nghiệp sẽ đo được phản ứng (dựa vào lượt like, share, comment), đo được thời lượng xem, đo được mức độ hài lòng trực tiếp của khách hàng với TVC, điều mà những công cụ truyền thống khó lòng đạt được.

Thế nhưng, mọi vấn đề đều có tính hai mặt. Mặt trái của công cụ marketing trực tuyến chính là chúng không tạo được niềm tin của người tiêu dùng tốt như công cụ marketing truyền thống.

Trong một khảo sát nhằm thăm dò ý kiến về quảng cáo do Nielsen toàn cầu công bố vào năm 2015, với 30.000 người tham gia, thông qua hình thức trả lời trực tuyến tại 60 quốc gia để đánh giá tình cảm của người tiêu dùng đối với 19 hình thức quảng cáo hiện có, thì ở Việt Nam, ba hình thức quảng cáo đạt được niềm tin lớn nhất của người tiêu dùng là hình thức truyền miệng, website của doanh nghiệp và hình thức quảng cáo truyền thống. Cụ thể, quảng cáo trên truyền hình, tạp chí và báo là các hình thức quảng cáo đáng tin cậy nhất của phương thức quảng cáo trả tiền ở nước ta.

Khảo sát chỉ ra rằng, gần 7 trong 10 người tiêu dùng Việt có niềm tin vào các quảng cáo trên truyền hình – cao hơn mức trung bình toàn cầu (63%). Con số “niềm tin” này với các quảng cáo trên tạp chí, báo và radio lần lượt là 65% và 60%. Báo cáo của Nielsen cũng cho thấy rằng ở Việt Nam, 82% người trả lời khảo sát sẽ có xu hướng làm theo những khuyến nghị đọc được từ các quảng cáo trên truyền hình, báo chí, radio.


Vậy đâu là lý do cho sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng Việt với các công cụ marketing trực tuyến?


Lý do lớn nhất ở đây, chính là doanh nghiệp đã thực hiện sai cách. Bởi sự đơn giản và chi phí thấp của mạng xã hội đã khiến nhiều doanh nghiệp không định hình được họ cần phải làm gì để tạo ra niềm tin cho khách hàng.

Ví dụ rất nhiều doanh nghiệp khi thực hiện một chiến dịch marketing trên mạng xã hội, như Facebook, ban đầu họ chỉ cần làm một động tác duy nhất là tạo một trang fanpage (trang doanh nghiệp) – và điều này hoàn toàn… miễn phí. Sau đó, trên trang fanpage này, doanh nghiệp liên tục đăng tải những sản phẩm của mình, những chương trình khuyến mãi, video, giảm giá… rồi sử dụng quảng cáo của Facebook để tăng like trang, tăng share trang, tăng like bài viết… trong một hai tuần rồi dừng lại.

 Và kết cục là họ không bán được hàng, không có được sự tương tác với người tiêu dùng. Rõ ràng, chúng ta sẽ không dám tin tưởng vào một thương hiệu, một sản phẩm mà mình chỉ “vô tình” nhìn thấy trên Facebook một vài lần, điều thần kỳ chỉ xảy ra với cách làm này khi khách hàng đang có nhu cầu cấp thiết và thị trường không có một sản phẩm nào cạnh tranh.

Bên cạnh đó, nhiều “dân” marketing, sau một vài lớp học digital marketing không chuyên, cũng đã góp phần vào việc làm suy giảm niềm tin của khách hàng với các kênh marketing trực tuyến. Không có tư duy marketing, tư duy làm việc khoa học và bài bản, những marketer không chuyên này đã biến những công cụ như email marketing, SMS marketing thành những “bãi rác”, nơi chứa toàn những tin nhắn rác, email spam, quảng cáo và những câu chuyện bán hàng lừa đảo, làm phiền người tiêu dùng, khiến họ trở nên đề phòng và thận trọng với tất cả các doanh nghiệp và thương hiệu sử dụng các công cụ marekting tương tự.


Và sai lầm của những quảng cáo truyền thống nên tránh


Theo David Ogilvy, người được xem là “cha đẻ” của ngành quảng cáo, thì sai lầm lớn nhất mà thương hiệu, doanh nghiệp thường mắc phải, đó là chỉ lo huyên thuyên nói về những điều mình thích, mình cho là thú vị. Khi đăng tải một bài quảng cáo cho sản phẩm mới trên báo, nếu bắt đầu từ câu đầu tiên cho đến câu cuối cùng, thương hiệu chỉ nói về sản phẩm của doanh nghiệp, về những thành tựu, định hướng, những câu chuyện, chính sách phát triển, kinh nghiệm… của mình, thì khi gấp lại trang báo, khách hàng sẽ chẳng nhớ gì.

Vì vậy, hãy tập trung giải quyết những vấn đề của khách hàng, nêu ra tác dụng của sản phẩm giúp giải quyết những điều khiến khách hàng trăn trở bấy lâu nay. Đó mới là cách đúng để một quảng cáo truyền thống phát huy tối đa nhất giá trị mà nó thực sự chứa đựng.

Những công cụ làm Digital Marketing hiệu quả năm 2017

10:17 |
Digital Marketing đang giành được rất nhiều ngân sách đầu tư từ các doanh nghiệp, bên cạnh marketing truyền thống. Có thể chúng ta đang bị choáng ngợp bởi các phương thức Digital Marketing. 

Chúng tôi xin tổng hợp một số công cụ được xem là hiệu quả để thực hiện chiến dịch digital marketing trong giai đoạn hiện tại.



1. SEO (Search Engine Optimization)


SEO (tiếng Việt là “tối ưu hóa công cụ tìm kiếm”) là quá trình tối ưu nội dung text và định dạng website (hay cấu trúc) để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet. Đơn giản hơn có thể hiểu SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm đưa website lên vị trí tốt trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm với những từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà công ty bạn cung cấp.

Hầu hết người tiêu dùng Việt Nam đều có thói quen sử dụng công cụ tìm kiếm (điển hình là Google) để tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ trước khi mua. Chính vì lý do này mà SEO được xem là công cụ quan trọng nhất trong Digital Marketing.

2. Quảng cáo Google (Google Adwords)


Quảng cáo Google là hình thức trả tiền để quảng cáo của bạn hiển thị (CPM) hoặc được click (CPC) ở những vị trí ưu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc mạng lưới của Google thông qua việc lựa chọn những từ khoá liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà công ty bạn cung cấp.

Một trong những ưu điểm của quảng cáo Google là:

- Hiển thị quảng cáo trong các khoảng thời gian nhất định.
- Hiển thị thông điệp quảng cáo theo đúng từ khóa lựa chọn.
- Hiển thị quảng cáo theo khu vực, quốc gia hay thậm chí toàn cầu.
- Định mức ngân sách quảng cáo theo ngày, theo giai đoạn.

3. Quảng cáo Banner (quảng cáo hiển thị)

Cách đây hơn 2 năm, quảng cáo Banner là hình thức khá thông dụng mà hầu hết doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khi bắt đầu Digital Marketing. Quảng cáo Banner chỉ thực sự hiệu cho mục tiêugây được sự chú ý (awareness) và tạo được hình ảnh thương hiệu (brand building).

Trước kia thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam vốn quen với phương pháp tính giá theo thời gian: Cost per Duration (CPD), hình thức tính giá mà nhà quảng cáo sẽ trả chi phí cho banner quảng cáo của mình theo thời gian đặt trên website (ngày, tuần, tháng, năm). Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp có thể tính phí quảng cáo Banner theoCPM (Cost per Milles) hay CPC (Cost Per Click)

4. Social Media Marketing

Một trong những hình thức hiệu quả nhất của social media marketing ở Việt Nam giai đoạn hiện tại là Facebook Marketing. Ngoài việc thiết lập Fan Page để quảng bá cho sản phẩm. dịch vụ, Doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức quảng cáo hiển thị Facebook. Với đối tượng người sử dụng Facebook tại Việt Nam chủ yếu là độ tuổi từ 18 đến 28, Facebook được xem là thiên đường quảng cáo cho các dịch vụ giải trí, tiêu dùng.

Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ khác như: Blog marketing, Forum Seeding.

5. Email Marketing

Có khá nhiều lời phàn nàn về Email Marketing ở giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp áp dụng đúng cách, Email Marketing vẫn được xem là hình thức có tỷ lệ ROI cao nhất trong hầu hết các công cụ Digital Marketing.

Ngoài ra việc ứng dụng Digital Marketing nên có sự kết hợp với Marketing truyền thống. Về bản chất, Digital Marketing vẫn là một tập con trong Marketing, vì vậy Doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch để tương tác hiệu quả giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống.

Các công cụ SEO Marketing Online hiệu quả

10:02 |

Xin giới thiệu đến bạn danh sách các công cụ marketing online hiệu quả dưới đây với mỗi nhóm là 5 công cụ hoặc dịch vụ hàng đầu: Các công cụ SEO Marketing Online hiệu quả


1. ĐĂNG KÝ DOMAIN, MUA BÁN DOMAIN, WEBSITE

- Godaddy: Nhà cung cấp domain (tên miền), host và các dịch vụ web uy tín số một thế giới với nhiều chương trình giảm giá quanh năm.

- Namecheap: Đối thủ cung cấp domain thực sự của Goddady, miễn phí  1 năm domain whois (bảo mật thông tin người sở hữu tên miền).

- Sedo: Nơi đăng ký, mua, bán, đấu giá domain.
- Flippa: Chợ mua bán trang web hàng đầu thế giới.
- WebsiteBroker: Nhà môi giới cho người muốn bán hoặc mua trang web với các tên miền đẹp.


2. HOST CHẤT LƯỢNG CAO

- HostGator: Lựa chọn host hàng đầu của các nhà phát triển website chuyên nghiệp tại Việt Nam và thế giới.
- iPage (3 tháng đầu 1.99USD/tháng): Domain miễn phí, không giới hạn dung lượng, băng thông, miễn phí phần mềm SiteLock bảo vệ trang web.
- SiteGround:  Miễn phí domain 1 năm, có máy chủ host tại châu Á (Singapore).
- Dreamhost: Host đoạt nhiều giải thưởng danh giá trên thế giới, được người dùng Việt Nam đánh giá cao từ nhiều năm trước vì độ ổn định và dịch vụ hỗ trợ.
- Stablehost: Host chất lượng cao, ổn định, không giới hạn số lượng.  Thiết lập site WordPress, Drupal hay phpBB… chỉ với 1 click.



3. TẠO TRANG WEB MẠNH MẼ VÀ GIAO DIỆN ĐẸP VỚI WORDPRESS

- WordPress.org (miễn phí): Nhà sáng tạo cms mã nguồn mở phát triển nhanh nhất hiện nay.
- Genesis (59,95USD): Framework mạnh và nổi tiếng tương đương Thesis, bản quyền update trọn đời.
- Catalyst (127USD, hoàn tiền trong 30 ngày): Tự do sáng tạo trang web tuyệt đẹp, thiết kế đơn giản không cần biết đến coding.
- Themeforest (từ 20 USD): Bộ sưu tập theme khổng lồ với giao diện chuyện nghiệp dành cho mọi thể loại từ shop online, thương mại điện tử, tạp chí…
- Elegant Themes:  82 giao diện tạo web về phong cách, tin tức, shop bán hàng… tuyệt đẹp với giá trung bình chỉ 0,49USD/theme!

4. PLUGIN WORDPRESS

Bạn có thể chọn gần 1400 plugin WordPress (chức năng bổ sung cho WordPress) có bản quyền được ưa chuộng như UberMenu, LayerSlide 3D… hoặc hàng ngàn plugin miễn phí trong kho của WordPress.
- WordPress SEO (miễn phí): Hỗ trợ SEO mạnh hàng đầu WordPress kèm chức năng tạo sitemap.
- Better WP Security (miễn phí): Ngăn ngừa hiệu quả khả năng trang web bị hacker tấn công.
- Socialize (miễn phí): Plugin tạo các nút chia sẻ mạng xã hội gọn nhẹ và ấn tượng.
- WP Super Cache (miễn phí): Tăng tốc độ cho trang web, từ đó tăng lượng truy cập.
- Askimet (miễn phí): Plugin cài sẵn bảo vệ trang web không bị comment và trackback spam.

5. PHẦN MỀM TẠO TRANG WEB

- Artisteer (49,95USD): Thiết kế trang web tự động, tạo ra theme cho Joomla, Drupal, WordPress…
- Dreamweaver (19,99USD/tháng): Công cụ thiết kế web nổi tiếng có thể tích hợp Photoshop từ hãng phần mềm Adobe.
- XsitePro (197USD): Thiết kế trang web chuyên nghiệp dễ dàng cho newbie.
- Theme Joomla (từ 10USD): Trên 230 theme Joomla với giao diện bắt mắt, phục vụ nhiều mục đích với chức năng SEO mạnh mẽ.
- Theme Drupal (từ 35USD): 64 bộ theme Drupal do các nhà thiết kế chuyện nghiệp phát triển, tích hợp khả năng SEO.

6. CÔNG CỤ TỪ KHÓA, THỊ TRƯỜNG

- Google Adwords (miễn phí):  Làm marketing online không thể bỏ qua công cụ mạnh mẽ và hữu ích này.
- Rank Tracker (miễn phí): Phần mềm tìm từ khóa cho thị trường chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay.
- Keyword Academy (miễn phí): Ebook và video hướng dẫn cách kiếm tiền từ phân tích từ khóa.
- SEOMoz (free 30 ngày): Tên tuổi SEO lừng lẫy nhất thế giới với nhiều thông tin free giá trị.
- SEOBook Tools (miễn phí): Nhiều công cụ đa năng và tiện dụng để nghiên cứu sâu hơn về từ khóa.

7. CÔNG CỤ XẾP HẠNG, SPY

- SEOQuake (miễn phí): Công cụ kiểm tra thứ hạn trang web hữu ích và tiện dụng.
- SEO SpyGlass: (miễn phí): Theo dõi mức độ cạnh tranh của đối thủ để đưa trang web của bạn lên trang đầu Google.
- Advanced web ranking (miễn phí): Nghiên cứu và theo dõi xếp hạng (rank) từ khóa trên trang web của bạn. 
- Rank Trackers (miễn phí): Theo dõi xếp hạng từ khóa của bạn mỗi ngày một cách đơn giản, hiệu quả.
- SpyOnWeb (miễn phí): Kiểm tra các thông tin web liên quan của một chủ sở hữu.

8. CÁC CÔNG CỤ SEO MẠNH NHẤT

- SEOBook (miễn phí): Bộ công cụ mạnh mẽ và đa năng hàng đầu hiện nay, tích hợp nhiều chức năng so sánh từ khóa và SEO.
- Raven Tools: (free 30 ngày): Kết nối tuyệt vời giữa hơn 30 chức năng mạnh mẽ từ SEO cho đến social media.
- SemRush (miễn phí): Công phụ phân tích từ khóa hàng đầu thế giới nhằm tối ưu hóa SEO và SEM.
- SEOPowerSuite (miễn phí): Kết hợp những chức năng quan trọng của SEO – theo dõi từ khóa, tối ưu hóa và tạo backlink.
- Traffic Travis (miễn phí): Tìm điểm yếu của bạn để qua mặt đối thủ bằng cách tối ưu và tạo backlink.



9. KIỂM TRA, TẠO BACKLINK

- LinkAssitant (miễn phí): Giúp bạn xây dựng backlink nhanh chóng và an toàn.
- Ahrefs (miễn phí): Kiểm tra và tạo backlink hiệu quả với kho dữ liệu khổng lồ.
- Open Site Explorer (miễn phí): Con đẻ của SEOMoz không thể là kẻ tầm thường.
- Google Webmaster (miễn phí): Không tốn tiền nhưng rất có giá trị.
- Bing Webmaster Tools (miễn phí): Tay chơi mới nổi lên nhưng đã tạo được uy tín.

10. TỐI ƯU TỐC ĐỘ VÀ CHỨC NĂNG TRANG WEB

- Google Developers Speed (miễn phí): Kiểm tra và tối ưu hóa tốc độ trang web của bạn.
- Website Auditor (miễn phí): Làm theo checklist tối ưu hóa trang web để đưa lên top Google.
- Down for Everyone or Just Me (miễn phí): Kiểm tra trang web có bị down hay không, nhắn tin SMS thông báo nếu có.
- Woorank (miễn phí): Phân tích các chỉ số về lượng truy cập và tối ưu hóa SEO onpage.
- Website Optimization (miễn phí): Kiểm tra dung lượng, thành phần và tốc độ tải trang web.

11. CÔNG CỤ PHÂN TÍCH (ANALYTICS)

- Google Analytics (miễn phí): Giúp bạn biết có những ai truy cập vào trang web của bạn và họ đến từ đâu.
- Google Webmaster (miễn phí): Giúp trang web của bạn thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm số 1 thế giới.
- Bing Webmaster (miễn phí): Công cụ từ máy tìm kiếm lớn thứ hai chỉ sau Google.
- Facebook Insights (miễn phí): Nếu bạn dùng nhiều Facebook thì đây là công cụ rất tốt.
- Ogggy (miễn phí): phân tích và kiểm tra cùng lúc nhiều trang web.

12. TẠO SITEMAP, PING TRANG WEB

- XML-Sitemaps (miễn phí): Tạo sitemap miễn phí theo chuẩn Google.
- Pingomatic (miễn phí): Công cụ ping blog và trang web hàng đầu.
- Mass-ping (miễn phí): Tự do ping bao nhiêu url tùy thích.
- Imtalk.org (miễn phí): Giới thiệu blog/web của bạn đến hơn 3.000 trang web khác nhau.
- Googleping (miễn phí): Ping đến Google và các máy tìm kiếm khác thật dễ dàng.

13. LÀM GRAPHIC, BANNER, LOGO, TEXT

- Graphicriver (từ 1USD): Trên 100.000 graphic đẹp mắt để lựa chọn vào trang web của bạn.
- XHeader (miễn phí): Tạo banner chuyên nghiệp với nhiều kích cỡ, thiết kế dựng sẵn.
- Logo Ease (miễn phí): Thiết kế logo hiệu quả ngay trên web.
- PDFCreator (miễn phí ): Tạo file PDF với nhiều chức năng kèm theo để chọn lựa.
- OpenOffice (miễn phí ): Bộ công cụ văn phòng đa năng để thay thế Microsoft Office.

14. TẠO BÀI VIẾT, SPIN

- Article Spinner (miễn phí): Nhân bản nhiều bài viết hiệu quả.
- Spinner Chief (miễn phí): Phần mềm spinner free nổi tiếng nhiều năm qua.
- The Best Spinner (7USD thử nghiệm 7 ngày): Đúng với tên gọi của nó – Spinner tốt nhất.
- Kontentmachine (free 7 ngày):  Tạo nội dung tự động phù hợp từng lĩnh vực.
- CopyScape (miễn phí): Kiểm tra trang web có bị sao chép trên internet hay không. Marketing Online hiệu quả

Sức mạnh mà marketing online (hay còn gọi tiếp thị trực tuyến, internet marketing) nằm ở chi phí thấp hơn rất nhiều so với các kênh tiếp thị truyền thống trong khi hiệu quả rộng khắp và bền lâu.

Vì thế marketing online được mệnh danh là cách tiếp thị sản phẩm hiệu quả nhất thế giới hiện nay. Để tận dụng được thị trường hơn một phần ba dân số Việt Nam – cũng như hàng trăm triệu người sử dụng internet trên thế giới – bạn cần sở hữu các công cụ marketing online hiệu quả nhất hiện có bên cạnh một chiến lược marketing online hợp lý nhất.