Home
» Công nghệ
» Đời sống
» Tin tức
» TỔNG CỤC DẠY NGHỀ ĐỔI TÊN THÀNH TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ ĐỔI TÊN THÀNH TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017
Ông Đào Ngọc Dung Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã công bố, triển khai quyết định số 29 của Thủ tướng Chính phủ đổi tên Tổng cục Dạy nghề thành Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Doanh nghiệp đồng hành cùng đào tạo nghề Vì sao trường nghề khó tuyển sinh?
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khai trương biển tên mới của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Theo đó, từ ngày 21-8, Tổng cục Dạy nghề trước đây đã chính thức được đổi tên thành Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Ông Đào Ngọc Dung cho biết tổng cục đã đổi tên nhiều lần nhưng vấn đề chung nhất không bao giờ đổi là lo công ăn việc làm, lo dạy nghề cho học sinh, sinh viên, đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu nguồn nhân lực cho đất nước.
Ông Dung kỳ vọng việc đổi tên từ Tổng cục Dạy nghề sang Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp không chỉ mang ý nghĩa thay tên đổi họ thông thường, mà đó là thay đổi về “chất” với giáo dục nghề nghiệp, đồng bộ với tên gọi mới là với tư duy mới, nhận thức mới và cách làm mới.
Theo ông Dung, hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải góp phần tích cực vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, giải quyết bài toán hài hòa giữa “thầy” và “thợ”.
Theo Tuổi trẻ
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Địa chỉ: 37B Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Theo Tuổi trẻ
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Địa chỉ: 37B Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04.3974 0333 - Fax: 04.3974 0339
Chức năng của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Chức năng của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
1. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là tổ chức thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm) trong phạm vi cả nước; quản lý, thực hiện các dịch vụ công về giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
2. Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và các đề án, dự án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
3. Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục.
4. Quản lý các bậc trình độ giáo dục nghề nghiệp của khung trình độ quốc gia; thực hiện tham chiếu các trình độ của giáo dục nghề nghiệp với Khung tham chiếu trình độ khu vực ASEAN và với các khung trình độ quốc gia khác.
5. Về đào tạo chính quy
6. Về đào tạo thường xuyên
7. Về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp
8. Về công tác học sinh, sinh viên
9. Về cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo
10. Về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
11. Về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
12. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, phổ biến, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
14. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp trong cả nước.
15. Hướng dẫn thi tay nghề các cấp; tổ chức Hội thi tay nghề quốc gia, tham gia Hội thi tay nghề khu vực ASEAN và thế giới.
16. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
17. Kiểm tra việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, tạm đình chỉ hoạt động, giải thể, đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp
18. Về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
19. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ tiền lương và chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức; thi đua khen thưởng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
20. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
21. Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
22. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao và theo quy định của pháp luật.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét