Hỗ trợ đào tạo nghề - vẫn nhiều mối lo
Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017
Năm 2016, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên cả nước đạt khoảng 53%, nhưng chỉ mới 21% được cấp bằng hoặc chứng chỉ đào tạo. Trong khi đó, số học sinh tốt nghiệp nghề theo các trình độ đào tạo là khoảng trên 1,8 triệu người, đạt khoảng 98,9% so với kế hoạch đề ra...
Đó là các số liệu vừa được Cục việc làm - Bộ LĐTB&XH công bố. Và trong năm 2016, ngành dạy nghề tuyển sinh được gần 2 triệu người, hoàn thành 91,8% kế hoạch năm đề ra và chỉ bằng 99,7% so với năm 2015. Điều đáng quan tâm là số học sinh tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề đạt khoảng 166 nghìn người, còn sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng trên 1,7 triệu người. Với con số đào tạo nghề như vậy phần nào chỉ ra nguyên nhân tại sao nguồn cung lao động khá lớn nhưng chất lượng lao động của Việt Nam còn bị hạn chế.
Còn về số việc làm trong năm 2016, cả nước đã tạo việc làm cho trên 1,6 triệu người, đạt 102,5% kế hoạch và tăng 1% so với thực hiện năm 2015. Trong đó, tạo việc làm trong nước cho hơn 1,5 triệu người, đạt 101% kế hoạch và tăng 0,3% so với năm 2015.
Đại diện Bộ LĐTB&XH cũng cho biết, tạo việc làm là một trong những đột phá trong chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam trong năm 2017, tập trung chủ yếu vào giáo dục nghề nghiệp, xác định nhu cầu của thị trường lao động, từ đó định hướng cho thanh niên và sinh viên tiếp cận với thị trường công nghệ mới và dịch vụ xã hội.
Năm 2016, công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) vẫn tiếp tục ghi nhận sự mở rộng thị trường xuất khẩu lao động khá tốt. Điều đó cho thấy Bộ LĐTB&XH đã rất nỗ lực trong việc đàm phán, ký kết, triển khai Bản ghi nhớ bình thường với Hàn Quốc về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS) sau 4 năm tạm ngừng. Đồng thời, Bộ cũng đã trình Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia, Kế hoạch triển khai Thỏa thuận lao động Việt Nam - Thái Lan; Tăng cường đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng yêu cầu về chất lượng lao động thị trường trong nước và thị trường lao động nước ngoài… Vì vậy, cả năm qua, đã đưa trên 126 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài, đạt 126% kế hoạch và tăng 9,6% so với thực hiện năm 2015.
Với sự phát triển thị trường lao động và tạo việc làm như vậy nên tỷ lệ thất nghiệp năm 2016 của người lao động trong độ tuổi là 2,30%, trong đó khu vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,86%. Theo báo cáo của các địa phương, cả năm 2016 có 574.310 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN), tăng 12,06% so với cùng kỳ năm 2015; số người có quyết định hưởng TCTN là 566.820 người, tăng 11,11% so với cùng kỳ năm 2015; số người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 877.718 lượt người; số người được hỗ trợ học nghề là 27.642 người. Đặc biệt, năm 2016, có tới 110.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 16,2% so với năm 2015.
Theo đánh giá của Bộ LĐTB&XH thì Hà Nội cũng như các địa phương khác đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Các số liệu từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) cũng cho thấy năm 2016, Hà Nội đã hỗ trợ học nghề cho gần 1.600 lao động.
Lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội cũng đã rất quan tâm chỉ đạo việc thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề, công tác quản lý nghề. Qua việc thực hiện chính sách như vậy đã góp phần nâng cao tay nghề cho người lao động, giúp họ tìm kiếm việc làm để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Được biết, đa số người lao động có quyết định học nghề đều thuộc đối tượng trợ cấp thất nghiệp. Các ngành nghề được người lao động lựa chọn học nghề thường là: Kỹ thuật nấu ăn chiếm 26%, sửa chữa ô tô chiếm 23,7%; pha chế đồ uống 16,5%; lái xe ô tô hạng B2 và C chiếm 14%, tin học văn phòng 9,3%...
Nhìn chung, qua thực tế thực hiện tại Hà Nội đã cho thấy các quy định hỗ trợ dạy nghề đã thông thoáng và thuận tiện hơn trong việc trợ giúp người lao động học nghề, tìm việc làm. Tuy vậy, công tác hỗ trợ đào tạo nghề ở Hà Nội vẫn còn một vài nỗi lo khi triển khai dạy nghề cho lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đó là số người lao động đăng ký học cùng nghề rất ít lại còn rải rác nên rất khó cho công tác tổ chức lớp học; Ý thức tự giác học nghề để có việc làm ổn định của một số người lao động chưa cao nên tỉ lệ học nghề thấp hơn so với tỉ lệ người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Mặt khác, một số cơ sở chưa được trang bị các hệ thống thiết bị đáp ứng được yêu cầu dạy nghề nên cũng ảnh hưởng đến công tác đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động
Mô hình dạy nghề điện tử |
Đó là các số liệu vừa được Cục việc làm - Bộ LĐTB&XH công bố. Và trong năm 2016, ngành dạy nghề tuyển sinh được gần 2 triệu người, hoàn thành 91,8% kế hoạch năm đề ra và chỉ bằng 99,7% so với năm 2015. Điều đáng quan tâm là số học sinh tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề đạt khoảng 166 nghìn người, còn sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng trên 1,7 triệu người. Với con số đào tạo nghề như vậy phần nào chỉ ra nguyên nhân tại sao nguồn cung lao động khá lớn nhưng chất lượng lao động của Việt Nam còn bị hạn chế.
Còn về số việc làm trong năm 2016, cả nước đã tạo việc làm cho trên 1,6 triệu người, đạt 102,5% kế hoạch và tăng 1% so với thực hiện năm 2015. Trong đó, tạo việc làm trong nước cho hơn 1,5 triệu người, đạt 101% kế hoạch và tăng 0,3% so với năm 2015.
Đại diện Bộ LĐTB&XH cũng cho biết, tạo việc làm là một trong những đột phá trong chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam trong năm 2017, tập trung chủ yếu vào giáo dục nghề nghiệp, xác định nhu cầu của thị trường lao động, từ đó định hướng cho thanh niên và sinh viên tiếp cận với thị trường công nghệ mới và dịch vụ xã hội.
Năm 2016, công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) vẫn tiếp tục ghi nhận sự mở rộng thị trường xuất khẩu lao động khá tốt. Điều đó cho thấy Bộ LĐTB&XH đã rất nỗ lực trong việc đàm phán, ký kết, triển khai Bản ghi nhớ bình thường với Hàn Quốc về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS) sau 4 năm tạm ngừng. Đồng thời, Bộ cũng đã trình Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia, Kế hoạch triển khai Thỏa thuận lao động Việt Nam - Thái Lan; Tăng cường đào tạo nghề cho người lao động để đáp ứng yêu cầu về chất lượng lao động thị trường trong nước và thị trường lao động nước ngoài… Vì vậy, cả năm qua, đã đưa trên 126 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài, đạt 126% kế hoạch và tăng 9,6% so với thực hiện năm 2015.
Mô hình điều hòa trung tâm |
Với sự phát triển thị trường lao động và tạo việc làm như vậy nên tỷ lệ thất nghiệp năm 2016 của người lao động trong độ tuổi là 2,30%, trong đó khu vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,86%. Theo báo cáo của các địa phương, cả năm 2016 có 574.310 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN), tăng 12,06% so với cùng kỳ năm 2015; số người có quyết định hưởng TCTN là 566.820 người, tăng 11,11% so với cùng kỳ năm 2015; số người được tư vấn, giới thiệu việc làm là 877.718 lượt người; số người được hỗ trợ học nghề là 27.642 người. Đặc biệt, năm 2016, có tới 110.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 16,2% so với năm 2015.
Theo đánh giá của Bộ LĐTB&XH thì Hà Nội cũng như các địa phương khác đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Các số liệu từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) cũng cho thấy năm 2016, Hà Nội đã hỗ trợ học nghề cho gần 1.600 lao động.
Lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội cũng đã rất quan tâm chỉ đạo việc thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề, công tác quản lý nghề. Qua việc thực hiện chính sách như vậy đã góp phần nâng cao tay nghề cho người lao động, giúp họ tìm kiếm việc làm để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Được biết, đa số người lao động có quyết định học nghề đều thuộc đối tượng trợ cấp thất nghiệp. Các ngành nghề được người lao động lựa chọn học nghề thường là: Kỹ thuật nấu ăn chiếm 26%, sửa chữa ô tô chiếm 23,7%; pha chế đồ uống 16,5%; lái xe ô tô hạng B2 và C chiếm 14%, tin học văn phòng 9,3%...
Mô hình tủ đông gió |
Nhìn chung, qua thực tế thực hiện tại Hà Nội đã cho thấy các quy định hỗ trợ dạy nghề đã thông thoáng và thuận tiện hơn trong việc trợ giúp người lao động học nghề, tìm việc làm. Tuy vậy, công tác hỗ trợ đào tạo nghề ở Hà Nội vẫn còn một vài nỗi lo khi triển khai dạy nghề cho lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đó là số người lao động đăng ký học cùng nghề rất ít lại còn rải rác nên rất khó cho công tác tổ chức lớp học; Ý thức tự giác học nghề để có việc làm ổn định của một số người lao động chưa cao nên tỉ lệ học nghề thấp hơn so với tỉ lệ người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Mặt khác, một số cơ sở chưa được trang bị các hệ thống thiết bị đáp ứng được yêu cầu dạy nghề nên cũng ảnh hưởng đến công tác đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét