Những sai lầm thường gặp khi lần đầu làm mẹ

09:41 |
 Lần đầu trở thành mẹ, bất cứ ai cũng có thể mắc những sai lầm không thể tránh khỏi. Dưới đây là những sai lầm khi mới lần đầu làm mẹ được các chuyên gia liệt kê. Các mẹ cùng xem và tham khảo xem mình mắc những sai lầm nào dưới đây.




1. Không cần sự giúp đỡ từ người khác

 Bạn muốn làm mọi thứ phải thật đúng và không cần sự giúp đỡ từ bất cứ ai. Tuy nhiên, cũng có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và buồn chán. Vì thế, yêu cầu sự giúp đỡ từ một ai đó là điều rất bình thường.


2. Khóc cùng với con


Khi nhìn thấy con khóc, bạn cảm thấy rất buồn và căng thẳng. Điều này làm bạn cũng muốn bật khóc. Tuy nhiên, khóc cùng với con không phải là ý hay và nó chỉ khiến cảm xúc của cả mẹ và bé trở nên tồi tệ hơn.


3. Khẳng định rằng bạn đang làm tất cả mọi thứ sai bởi vì bạn lần đầu làm mẹ


Mỗi người khi lần đầu làm me đều lo lắng việc làm sao để trở thành một người mẹ tốt. Dù vậy, bạn không nên quá khó khăn với bản thân. Con bạn có thể hay quấy khóc và bạn thấy thật mệt mỏi những cuối cùng thì mọi chuyện đều sẽ ổn cả thôi.



4. Phụ thuộc quá nhiều vào các chuyên gia


Bạn đã đọc rất nhiều những cuốn sách về làm cha mẹ, cách nuôi dạy con, cách cho con ăn và cố gắng làm theo tất cả mọi thứ trong đó. Nhưng điều quan trọng là bạn cũng nên tin tưởng hơn vào bản năng làm mẹ của mình vì không ai hiểu con hơn bạn.


5. Cảm thấy khủng hoảng khi so sánh con bạn với những đứa trẻ khác


Đừng lo lắng khi con bạn là đứa trẻ cuối cùng biết nói bởi sự phát triển của những đứa trẻ rất khác nhau. Mọi thứ sẽ đến vào đúng thời điểm của nó.


6. Quên mất việc dành thời gian cho bản thân


Trở thành mẹ là một công việc vô cùng quan trọng và thiêng liêng nhưng hãy nhớ rằng ngoài việc chăm sóc con thì bạn cũng nên dành thời gian cho bản thân mình. Điều này sẽ giúp bạn cân bằng cảm xúc và thấy vui vẻ, thoải mái hơn.


7. Không chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân sau khi sinh


Con bạn được sinh ra rất kháu khỉnh đáng yêu và lần đầu làm mẹ nên bạn sẽ không ngừng lo lắng cho con. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng cần hồi sức sau sinh. Vì thế, bạn nên uống nhiều nước và ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh.


8. Không cần sự giúp đỡ khi bạn gặp vấn đề về cho con bú


Cho con bú là một công việc khó khăn hơn bạn tưởng và nhiều phụ nữ cũng gặp phải vấn đề này. Điều này không có gì là tội lỗi hay ngăn cản việc bạn trở thành một bà mẹ tuyệt vời cả. Vì thế, bạn nên hỏi những người thân hoặc những bà mẹ xung quanh đã có kinh nghiệm để giải quyết vấn đề của mình.


9. Không muốn người khác chạm vào con của bạn


Rất nhiều bà mẹ cảm thấy khó khăn khi chia sẻ con mình với một ai đó và họ không muốn bất kì ai chạm vào con mình. Dù vậy, bạn nên hiểu rằng không ai có thể thay thế vị trí của bạn. Bạn nên để các thành viên trong gia đình có cơ hội được gần gũi và yêu thương em bé vì đó là cũng niềm hạnh phúc của tất cả mọi người.


10. Nghe những lời khuyên không đáng tin


Khi bạn lần đầu trở thành mẹ, có rất nhiều người dành cho bạn những lời khuyên nhưng bạn nên cân nhắc mọi thứ. Nếu cần thiết, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện và lắng nghe những lời khuyên từ bác sĩ thay vì nghe theo một ai đó mà chính bạn cũng cảm thấy không tin tưởng.

Chuyện tình nàng sơn nữ tên TỜ-RINH

10:14 |
Tờ-Rinh nổi tiếng xinh và gợi tình nhất bản. Tờ-Rinh đi bới khoai ngoài rẫy, chả cần phải dùng cuốc thuổng đào xới, chỉ cần vén váy, những củ khoai to và dài đã tự động rẽ đất ngỏng lên. Tờ-Rinh đi bẻ ngô trên nương, chả cần vạch thân rẽ lá, chỉ cần mặc áo hở cổ show vòng một hững hờ, là những bắp ngô cứng ngắc, râu tóc lòa xòa đồng loạt ngóc đầu lòi ra đợi chờ đôi bàn tay Tờ Rinh sờ tới. Tờ-Rinh đi tắm suối, chưa cần bước xuống nước, chỉ mới mặc bikini đứng trên bờ thôi, thì đám cá chòi cá chuối tròn nần nẫn, đen sì sì chả biết ở đâu ngửi thấy mùi thơm đã ùn ùn ngoi tới.



Rồi một ngày, Tờ-Rinh dẫn người yêu về nhà ra mắt. Một sự kiện thật đáng vui mà chả hiểu sao ông nội Tờ-Rinh lại cứ buồn hiu hắt. Ông nội Tờ Rinh là người cao tuổi nhất bản này. Hồi bé, ông hay chơi cùng lũ bạn ở chỗ gốc cây bưởi đầu người (gọi là "bưởi đầu người" vì quả nó to như đầu người). Giờ, lũ bạn ông gần như chết hết rồi, cây bưởi đầu người cũng chết rồi, mà ông vẫn chưa chết. Dân bản quan tâm, gặp ông, thường lễ phép hỏi thăm: "Bao giờ ông chết?". Ông cười đầy ưu tư, bảo: "Đợi cái Tờ Rinh cháu gái tôi lấy chồng xong đã!".
Có lẽ cũng vì ngóng đợi và kì vọng quá, nên lúc gặp thằng cháu rể tương lai, ông mới cảm thấy nhiều hẫng hụt. Rồi ông gọi Tờ-Rinh lại, hỏi bằng giọng rất bực: “Người yêu con bận đến nỗi không đi ra mắt được hay sao mà phải nhờ ông nội nó đi thay?”. Tờ-Rinh sợ ông hiểu lầm, liền vội vàng giải thích ngay: “Dạ! Anh ấy chính là người yêu con, chứ không phải là ông nội của anh ấy đâu ạ!”.
Thấy ông thở dài, và hiểu được những trăn trở, khắc khoải trong lòng ông, Tờ-Rinh lại nhẹ nhàng dịu giọng: “Sau thời gian yêu nhau, con thấy anh ấy rất tuyệt vời! Ông cứ tiếp xúc với anh ấy vài lần thì ông cũng sẽ có cảm nhận giống con thôi!”. Ông nội Tờ-Rinh mếu máo cười: “Nói về thời gian thì chưa chắc ai hơn ai: Con yêu nó cùng lắm được vài tháng, còn ông học cùng lớp với nó từ mẫu giáo, lên cấp một, cấp hai lại ngồi cùng bàn. Chỉ có cấp 3 là ông bị đúp, học sau nó một lớp, nhưng vẫn cùng trường”.
Rồi ông nội cũng dịu giọng, nửa giận nửa thương: “Nói cho ông nghe, con yêu thằng bạn ông ở điểm nào?”. “Dạ! Con thích mẫu đàn ông lớn tuổi để con có chỗ dựa an toàn ạ!”. Ông Tờ-Rinh nghe thế lại thở dài: “Muốn dựa được thì cần phải cứng, nhưng ở cái tuổi nó rồi thì khó cứng lắm, có cố cũng chỉ được tí, rồi lại èo uột ngay thôi. Ông bằng tuổi nó, ông biết mà!”.
Đêm hôm đó, ông nội Tờ-Rinh nằm nhưng không thể nào chợp mắt. Ông nghe tiếng gió rừng rít qua song cửa từng hồi và liền sau đó là tiếng lá rơi xào xạc. Ông chợt nhận ra rằng ở cái tầm tuổi như ông - và như thằng cháu rể tương lai của ông - thì sự sống cũng mong manh chẳng khác nào những chiếc lá già: một cơn gió nhẹ thổi qua, chả biết rụng khi nào. Thế nên là thôi, đồng ý cho cái Tờ-Rinh lấy thằng ấy thì cũng chẳng sao, coi như là một sự đầu tư cho tương lai.
Nhắc đến đầu tư cho tương lai, hẳn ai cũng nghĩ đó là một điều rất xa mờ và nhiều rủi ro, nhưng trường hợp của Tờ-Rinh cháu ông thì không thế, vì cái tương lai huy hoàng của nó dường như đã ở rất gần, đã nhìn được rất rõ rồi: giỏi lắm cũng chỉ năm, bảy năm nữa thôi chứ mấy!
Hơn nữa, cháu ông yêu và lấy thằng bạn ông cũng có nhiều cái hay. Nó sẽ có một tình yêu ngát xanh, như ông bà anh, à nhầm, như ông bà nó: "Ngát xanh" là bởi tiêu toàn tiền đô, tiền polyme mệnh giá 500k; "Như ông bà" thì rõ rồi, vì chồng nó bằng tuổi ông, học cùng lớp với ông, thì chả như ông bà!
Vả lại, từ xưa, phận làm dâu luôn khổ, nhất là Tờ-Rinh cháu ông vốn rất vụng về, chỉ khoéo cái khoản khoe ba vòng cơ thể, phải sống cùng bố mẹ chồng, rất dễ bị họ cười chê, chửi mắng ê chề, thậm chí còn bị mẹ chồng xem như tình địch. Thành ra, nó lấy thằng bạn học của ông, có khi lại thích, vì chồng ngoài bảy chục thì khả năng cao là bố mẹ chồng không còn, nếu còn cũng đã gần trăm rồi, ăn còn chả nổi, sức đâu ra mà chửi?
Bên cạnh đó, tuổi của hai chúng nó - đứa 27, đứa 72 - ông thấy khá hợp. Tuy xét theo phương diện cộng trừ toán học thì có chút chênh lệch, nhưng xét theo phương diện sim số đẹp, thì 27 - 72 thuộc dạng sim soi gương, sim gánh đảo, được giới buôn sim và mê sim số đẹp săn lùng và đánh giá rất cao...
Ông nghĩ vậy rồi nhắm mắt lại, buông theo giấc mộng đang kéo đến chập chờn...
...Một cơn gió rừng thổi tới
Xuyên qua đám lá lao xao
Đời người tựa như chiếc lá
Ai biết rụng rơi khi nào!
Thôi thì cầu mong cho chuyện tình của hai đứa được thuận giò xuôi bướm, à nhầm, được thuận buồm xuôi gió!

10 điều đáng tiếc nhất của 1 con người trước khi chết là gì?

13:55 |
Nếu bây giờ bạn nhắm mắt lại và tưởng tượng đang ở trong chính đám tang của mình, điều gì sẽ khiến bạn cảm thấy nuối tiếc nhất?



Nghe có vẻ rất đáng sợ nhưng thực chất lại rất có ý nghĩa? Bạn thử suy nghĩ kỹ mà xem, bạn hy vọng cuối cùng sẽ có cuộc sống như thế nảo? Giá trị của cuộc sống đã thực hiện được chưa? Có điều con người thường mang theo những nuối tiếc mà chết đi.

Dưới đây là 10 điều đáng tiếc nhất trước khi chết, hi vọng mọi người có thể nắm rõ và thực hiện để trong cuộc đời không phải nuối tiếc bất cứ điều gì .

1. Giá mà tôi không dành quá nhiều thời gian cho công việc như thế


Mặc dù chúng ta hi vọng có cuộc sống thoải mải một chút, và cũng có thể ý thức được rằng sự nghiệp hay kinh tế ổn định chưa chắc đã mang lại một cuộc sống viên mãn nhưng chúng ta lại vẫn cứ luôn theo đuổi cái được gọi là thành công để rồi cuối cùng phát hiện ra rằng mất nhiều hơn là được.

tumblr_inline_ndi9l9qjxO1shtvce

2. Nuối tiếc vì đã không dành nhiều thời gian hơn cho gia đình


Một số người quá tập trung cho công việc và lãng quên tất cả nhưng phần còn lại của cuộc sống đến lúc nhận ra họ đã đặt ưu tiên sai chỗ thì đã quá muộn.

3. Giá mà lần nói chuyện cuối cùng tôi có thể nói những lời yêu thương với người ấy


Cuộc sống ngắn ngủi, bạn sẽ không thể nhớ đã nói những lời yêu thương với cô ấy/ anh ấy vào khi nào, nhưng khi sắp phải đối mặt với cái chết hình ảnh đó lại hiện rõ mồn một.

couple

4. Giá mà biết cảm kích người khác nhiều hơn


Luôn cho rằng những công sức do người khác bỏ ra là điều đương nhiên, cách nghĩ này thường tạo thành những kết quả rất khó giải quyết, khiến ta quên mất lời cảm ơn và sự báo đáp đối với người khác.

5. Giá mà tôi có thể sống tốt hơn trong lúc đó


Nhìn những đứa trẻ lớn lên từng ngày mới cảm thấy thời gian trôi qua thật nhanh. Khi chúng ta ngày càng già đi theo thời gian thì lại sợ rằng không thể làm được tốt hơn như lúc đó.

6. Ước gì tôi đã để bản thân mình được sống hạnh phúc hơn




Thực tế khi có “tâm trạng” mỗi chúng ta đều có thể tự khống chế nó được, thậm chí “ tâm trạng” đó còn gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh . Nhìn thoáng ra một chút đối với mọi sự vật sự việc không nên quá xét nét và cố chấp, như vậy sẽ khiến cuộc sống trở lên hạnh phúc hơn. Thế nhưng khi chúng ta nhận ra điều này thì đã muộn.


7. Giá như tôi không quá để tâm đến cách người khác nhìn tôi như thế nào


Khi chúng ta nhận ra được việc mọi người nhìn nhận thế nào về bản thân mình đều không quan trọng, thì đó cũng là lúc chúng ta biết được rằng quá để tâm đến cách người khác nhìn mình như thế nào quả thực là lãng phí thời gian.

8. Giá như tôi không quá yêu bản thân mình


Tự cho mình là trung tâm, không để ý tới mọi người xung quanh là nguyên nhân bạn không nhận được sự hoan nghênh của mọi người. Thực ra khi bạn nhìn thấy những ưu điểm của người khác mà không đố kỵ vẫn cùng họ chúc tụng chia sẻ niềm vui bạn sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn nhiều.


9. Giá như có thể vì mọi người làm được nhiều việc hơn nữa


Luôn vì mọi người, giúp đỡ mọi người sẽ khiến cuộc sống của chúng ta thú vị hơn nhiều.


10. Giá như có thể hoàn thành được nhiều việc hơn


Bạn không nhất thiết phải giành được một huy chương vàng Olympic, hay có được một công ty cho riêng mình… nhưng có thể tự đạt được những thành tựu mang giá trị cá nhân mới là việc quan trọng. Có lẽ là vì để giúp đỡ người khác hoặc làm một số việc khiến chúng ta cảm thấy có ý nghĩa hơn.Nếu bây giờ bạn nhắm mắt lại và tưởng tượng đang ở trong chính đám tang của mình, điều gì sẽ khiến bạn cảm thấy nuối tiếc nhất?



Nghe có vẻ rất đáng sợ nhưng thực chất lại rất có ý nghĩa? Bạn thử suy nghĩ kỹ mà xem, bạn hy vọng cuối cùng sẽ có cuộc sống như thế nảo? Giá trị của cuộc sống đã thực hiện được chưa? Có điều con người thường mang theo những nuối tiếc mà chết đi.

Dưới đây là 10 điều đáng tiếc nhất trước khi chết, hi vọng mọi người có thể nắm rõ và thực hiện để trong cuộc đời không phải nuối tiếc bất cứ điều gì .

1. Giá mà tôi không dành quá nhiều thời gian cho công việc như thế


Mặc dù chúng ta hi vọng có cuộc sống thoải mải một chút, và cũng có thể ý thức được rằng sự nghiệp hay kinh tế ổn định chưa chắc đã mang lại một cuộc sống viên mãn nhưng chúng ta lại vẫn cứ luôn theo đuổi cái được gọi là thành công để rồi cuối cùng phát hiện ra rằng mất nhiều hơn là được.

tumblr_inline_ndi9l9qjxO1shtvce

2. Nuối tiếc vì đã không dành nhiều thời gian hơn cho gia đình


Một số người quá tập trung cho công việc và lãng quên tất cả nhưng phần còn lại của cuộc sống đến lúc nhận ra họ đã đặt ưu tiên sai chỗ thì đã quá muộn.

3. Giá mà lần nói chuyện cuối cùng tôi có thể nói những lời yêu thương với người ấy


Cuộc sống ngắn ngủi, bạn sẽ không thể nhớ đã nói những lời yêu thương với cô ấy/ anh ấy vào khi nào, nhưng khi sắp phải đối mặt với cái chết hình ảnh đó lại hiện rõ mồn một.

couple

4. Giá mà biết cảm kích người khác nhiều hơn


Luôn cho rằng những công sức do người khác bỏ ra là điều đương nhiên, cách nghĩ này thường tạo thành những kết quả rất khó giải quyết, khiến ta quên mất lời cảm ơn và sự báo đáp đối với người khác.

5. Giá mà tôi có thể sống tốt hơn trong lúc đó


Nhìn những đứa trẻ lớn lên từng ngày mới cảm thấy thời gian trôi qua thật nhanh. Khi chúng ta ngày càng già đi theo thời gian thì lại sợ rằng không thể làm được tốt hơn như lúc đó.

6. Ước gì tôi đã để bản thân mình được sống hạnh phúc hơn




Thực tế khi có “tâm trạng” mỗi chúng ta đều có thể tự khống chế nó được, thậm chí “ tâm trạng” đó còn gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh . Nhìn thoáng ra một chút đối với mọi sự vật sự việc không nên quá xét nét và cố chấp, như vậy sẽ khiến cuộc sống trở lên hạnh phúc hơn. Thế nhưng khi chúng ta nhận ra điều này thì đã muộn.


7. Giá như tôi không quá để tâm đến cách người khác nhìn tôi như thế nào


Khi chúng ta nhận ra được việc mọi người nhìn nhận thế nào về bản thân mình đều không quan trọng, thì đó cũng là lúc chúng ta biết được rằng quá để tâm đến cách người khác nhìn mình như thế nào quả thực là lãng phí thời gian.

8. Giá như tôi không quá yêu bản thân mình


Tự cho mình là trung tâm, không để ý tới mọi người xung quanh là nguyên nhân bạn không nhận được sự hoan nghênh của mọi người. Thực ra khi bạn nhìn thấy những ưu điểm của người khác mà không đố kỵ vẫn cùng họ chúc tụng chia sẻ niềm vui bạn sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn nhiều.


9. Giá như có thể vì mọi người làm được nhiều việc hơn nữa


Luôn vì mọi người, giúp đỡ mọi người sẽ khiến cuộc sống của chúng ta thú vị hơn nhiều.


10. Giá như có thể hoàn thành được nhiều việc hơn


Bạn không nhất thiết phải giành được một huy chương vàng Olympic, hay có được một công ty cho riêng mình… nhưng có thể tự đạt được những thành tựu mang giá trị cá nhân mới là việc quan trọng. Có lẽ là vì để giúp đỡ người khác hoặc làm một số việc khiến chúng ta cảm thấy có ý nghĩa hơn.

Đối xử với trẻ em như là vốn của xã hội

11:25 |
Tôi nhớ lại, cách nay hơn sáu chục năm, thầy giáo Sử học họ Trần của chúng tôi có lần đặt câu hỏi thế này: “Các chú, vì sao ta phải yêu cha mẹ?” “Thưa ba, vì cha mẹ sinh ra ta”. Thầy lắc đầu: “Chả phải! Các cụ có định bụng sinh ra tôi và các chú đâu? Các cụ làm cái việc quỷ quái gì đó, rồi chúng ta ra đời.

Lý do đó không vững chắc!”

“Thưa ba, vì cha mẹ nuôi chúng ta …” Thầy lại lắc cái đầu tròn xoe: “Lý lẽ cũng không vững… Cụ bà nhà chú không cho chú bú thì chính cụ tức sữa mà chết. Chú bú là chú cứu sống cụ… Còn dân làng nữa, không ai để cho các cụ bỏ rơi con mình đẻ ra …”

“Thưa ba, vì cha mẹ nuôi cho chúng ta ăn học, nên người…” Thầy nháy mắt tinh quái:

“Cái lý này là gượng nhất! Cụ nhà chú và cụ nhà tôi, các cụ thích đẻ ra ngay một ông Bảo Đại, chứ dại gì đẻ ra những anh ngốc dốt đặc như tôi như các chú …Ờ, ấy thế mà ta vẫn yêu cha mẹ, vì sao nhỉ?”


Lý và tình “vốn xã hội” trẻ em


Câu chuyện cha mẹ sinh con bỗng hiện về khi viết bài và đưa trẻ em vào làm thành một thứ “vốn”, dù không coi đó là thứ “vốn” trong túi tiền hoặc trong tài khoản, mà trịnh trọng đặt nằm trong cái “vốn xã hội”, thấy điều này vừa hợp lý và vừa thấy chút gì bất nhẫn quá chừng!

Trẻ em từng em từng em một, từ nhiều cuộc hôn phối lẻ tẻ, hạnh phúc hoặc bất hạnh, thảy đều lần lượt tham gia vào việc tạo thành một tiềm năng mang tính cộng đồng, chắc chắn có nằm trong phạm vi của khái niệm vốn xã hội.

Cái vốn xã hội trẻ em cũng khá ăn khớp với định nghĩa bổ sung Trần Hữu Dũng viết trong tài liệu hội thảo năm 2006:

“… vốn xã hội là sản phẩm của tập thể, không của chỉ một cá nhân. Nó tùy vào “lòng tốt” của kẻ khác, sự “có đi có lại” của nhiều người, và lợi ích của nó cũng là của chung. Dùng thuật ngữ kinh tế, có thể nói vốn xã hội là một loại hàng hóa công. Không một ai có thể độc quyền “sở hữu” mạng lưới xã hội, ngăn chặn lợi ích đến người khác. Song, ngược lại, chỉ một vài cá nhân thôi cũng đủ làm đổ vỡ vốn xã hội mà tập thể đã dày công xây dựng.”

Nhưng khi ta chấp nhận khái niệm “vốn xã hội” như thế, mới càng thấy thương những trẻ em đã không bao giờ tự nguyện chui vào cái “quỹ” đó, mà thân phận dửng dưng như những đồng xèng. Và cũng chẳng mấy ai là bậc cha mẹ lại chủ bụng sinh con chỉ để đưa con vào cái “quỹ” đó, mặc dù trong dân gian vẫn có câu một con một của chẳng ai từ.

Nhìn từ góc độ hòa trộn giữa tất yếu và tình thương, sẽ thấy xã hội phải thực sự ngỏ lời tri ân các em nhỏ đã tình cờ lẫm chẫm vào đời, và cách tri ân tối thiểu là bắt buộc các em phải vui vẻ mạnh dạn bước vào trường. Một nền giáo dục không thể dửng dưng xây đắp cái vốn xã hội được gửi tiềm tàng trong các học sinh như những “hang hóa công” có thể tính toán đầu vào đầu ra bằng những công thức hoàn toàn thiếu chất định tính. Một nền giáo dục phải khoa học và nhân đạo cho con trẻ, mà nhân đạo nhất thì sẽ khoa học nhất, nền giáo dục ấy phải thỏa mãn trí lực của toàn bộ nhóm “hàng hóa công”, đồng thời phải thỏa mãn những tâm tư nguyện vọng riêng của từng chủ thể góp phần vào đống “hàng hóa công” nọ.

Trẻ em không là công cụ


Trở lại định nghĩa đã nêu của Trần Hữu Dũng, có ý này: không một ai có thể độc quyền “sở hữu” mạng lưới xã hội, ngăn chặn lợi ích đến người khác;

Trong xã hội, không ai độc chiếm sở hữu “cái vốn” trẻ em hết, thế nhưng công việc điều hành cái dòng vốn xã hội trẻ em kia trên thực tế lại do một vài cá nhân tác động.

Nhà tâm lý học Gustave le Bon trong tác phẩm Tâm lý học Giáo dục (Psychologie de l’Education) in năm 1920 đã ghi lại ý tưởng của nhà bác học thời Ánh Sáng Leibniz nhại ý tưởng đòn bẩy của Archimède và nói “Hãy cho tôi Giáo dục làm điểm tựa, trong vòng trăm năm tôi sẽ làm thay đổi diện mạo châu Âu.”

Leibniz không độc chiếm Giáo dục trẻ em, nhưng nhiều cá nhân có tri thức và có cả tấm lòng như ông đã lượng hóa các sản phẩm của giáo dục như là những “nguồn lực” cho “lực lượng sản xuất”.

Cách nghĩ và cách làm từng diễn ra một thời thể hiện sự coi khinh con người (trẻ em) trong nền giáo dục “bắt buộc” – một thứ “bắt buộc” có thể xem là nhân đạo nếu không hiểu theo nghĩa “cưỡng bách” (cách dịch trước đây chữ compulsory hoặc obligatoire), mà hiểu theo nghĩa một nền giáo dục đem lại cho trẻ em những điều phổ thông bắt buộc phải có để sống được trong cuộc sống đương thời.

Cái cuộc sống đương thời chuẩn bị cho trẻ em bước vào thời hiện đại hình như được đánh dấu bằng thời điểm năm 1905 khi bác sĩ Y khoa người Pháp Alfred Binet nghĩ ra những phép đo tâm lý học nhằm lựa lọc những trẻ em nào đủ hoặc không đủ tư chất cho nhà trường tiểu học “bắt buộc”. Cái hành trình tối thiểu vào thời đó được gói trong ba âm R đọc, viết, tính toán (three Rs, Reading, Writing, Arithmetic). Khi phép đo tâm lý đó vượt Đại Tây Dương sang Mỹ, nó trở thành phép đo Simon – Binet, chi tiết hơn, chặt chẽ hơn, dẫn tới những nghiên cứu về quy luật học và luyện tập, cốt sao người học đến dễ dàng hơn với những kiến thức bắt buộc, không thể thiếu khi vào đời. Đầu thế kỷ 20 với sự bùng nổ các nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục hai bên bờ Đại Tây Dương có lúc vẫn khiến ta nghĩ rằng đã tìm ra đủ cơ sở của việc dạy dỗ trẻ em để chúng trở thành vốn xã hội có chất lượng.

Nhưng tội nghiệp trẻ em quá! Có phải các em chỉ cần những kiến thức bắt buộc được những Bộ trưởng giáo dục và những nhà trí thức sặc mùi kỹ trị duy trì ở tầm tiểu học đó để đủ cho khuynh hướng tạo nguồn lực, hay là các em còn cần cái gì đó cao hơn thế, xa hơn thế, đẹp hơn thế, để có thể sống tự lập mà vẫn hài hòa với cuộc đời năng động không ngừng, thay đổi không ngừng, và phức tạp khôn lường?

Ở Việt Nam hôm nay, một nền giáo dục vô định hướng được trôi tự do trong nhiều năm đang trôi đến sát bờ vực phá sản. Mấy con số công khai này đủ để gây rùng mình: hầu hết thí sinh nhận điểm Zero môn Khoa học Lịch sử; chỉ còn gần hai phần trăm học sinh tốt nghiệp lớp 12 thi vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn; và dường như cả xã hội bây giờ đang tìm cách tự thức tỉnh theo Jean-Jacques Rousseau – nơi nơi bàn luận công trình Khế ước Xã hội nhân cuộc đại bàn thảo về sửa đổi hiến pháp – đúng như Rousseau đã viết từ năm 1762.

“Con người sinh ra tự do, ấy thế mà ở đâu đâu nó cũng sống trong xích xiềng. Một ai đó tự coi mình là ông chủ, nhưng thân phận chẳng kém nô lệ so với những kẻ khác. Làm sao lại có sự thay đổi đến thế? Tôi chịu không biết. Cái gì khiến cho điều này thành chính danh? Tôi nghĩ là với câu hỏi này mình trả lời được. Nếu chỉ xem xét cái lực và cái hiệu quả do lực tạo ra, chắc là tôi sẽ trả lời như sau: “Chừng nào mọi người bị buộc phải phục tùng và họ đã phục tùng, thì họ làm thế là đúng; khi mọi người có khả năng rũ bỏ ách và họ đã rũ bỏ cái ách đó đi, làm thế còn đúng hơn: bởi vì họ thu lại cái quyền tự do của mình đã bị tước đoạt, họ có đủ cơ sở để đòi lại cái tự do đó và không để ai tước đoạt được tự do của mình nữa”.

Thế nhưng, liên quan đến cái “vốn xã hội” trẻ em, tức là liên quan đến sự nghiệp giáo dục, vì trẻ em mới chỉ là sự góp vốn tiềm tàng từ những nhà góp vốn cá thể vô ý thức, trẻ em cần được đào luyện để trở thành vốn xã hội đích thực.

Đến đây, ta gặp một vấn đề về những giải pháp được đề xuất một cách dễ dãi. Vậy giải pháp nào khả dĩ có thể được coi là bất biến? Hẳn đó là giải pháp nằm trong định hướng đưa trẻ em thành những con người tự do. Sao cho các em sinh ra tự do, cái quyền tự do tuy “mông muội” nhưng có thật, các em sẽ trở thành những thực thể tự do tinh thần. Không nền giáo dục nào, không nhà sư phạm nào được phép nhân danh bất kỳ định hướng nào (kể cả và nhất là định hướng có vẻ “kinh tế giáo dục” mang tên “chuẩn bị nguồn lực”) để đẩy cái vốn xã hội tiềm năng đó vào tình trạng như Rousseau đã nhận xét, “Con người sinh ra tự do, ấy thế mà ở đâu đâu nó cũng sống trong xích xiềng”.

Dĩ bất biến ứng vạn biến


Suy cho cùng, việc cư xử với trẻ em thật dễ và thật khó!

Đối đãi với các em từ góc độ cá thể, thì thật dễ. Chỉ cần yêu thương. Chỉ cần thỏa mãn phương diện tình cảm. Có cứng rắn thì cũng chỉ đến như mẹ thầy Mạnh Tử: dọn nhà đi nơi khác để con khỏi gần gũi những láng giềng xấu.

Nay ta đứng trước cuộc sống hiện đại đòi hỏi đưa trẻ em vào một thứ goi là vốn xã hội. Có muốn trốn tránh chuyện này cũng không được. Trẻ em đúng là chất chứa tiềm tàng một loại vốn xã hội. Tiềm tàng nghĩa là sớm muộn thì lực lượng đó cũng thành vốn xã hội! Tốt nhất là không né tránh, và coi đó là một cách thức để tìm con đường cư xử với trẻ em sao cho phải phép hơn cả. Đó là không coi con trẻ chỉ như những thiên thần vô thưởng vô phạt, và cũng không được phép đưa con trẻ hợp thành một cái “quỹ” nào đó theo một định hướng tạo nguồn lực thiển cận nào đó.

Suy cho cùng, câu chuyện dẫn tới cách thức tổ chức sự nghiệp giáo dục phổ thông cho con trẻ, sao cho những “bên hưởng lợi” không là thiên thần và cũng chẳng là những robot sống trong nay mai.

Cái nguyên lý bất biến nằm trong việc tìm ra con đường phát triển giáo dục đúng đắn hơn cả. Cái định hướng đó không thể coi trẻ em như những công cụ tiềm năng, mà phải coi trẻ em như những thực thể trí tuệ có bản chất tự do.

Tự do học. Không phải là nhờ những lời giảng giải của người thầy. Không hề theo cung cách con ơi muốn nên thân người, lắng tai nghe lấy những lời mẹ ru. Mẹ làm sao có đủ sức ru để tạo ra được những nhân tài xây dựng Tổ quốc? Cũng không thể cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư. Vai trò những cá thể mẹ cha sao mà quá to! Trẻ em sinh ra từ những lò cá thể, nhưng lại tham gia vào cả một cuộc chơi đông người gọi bằng vốn xã hội. Những mẹ cha cá thể có giỏi giang sức mấy thì cũng chẳng đủ sức gánh vác quốc gia dân tộc vào thời hiện đại này. Phải có một đội ngũ nhà giáo dục hiện đại chịu trách nhiệm tổ chức sự nghiệp tự giáo dục cho chính các em thực hiện.

Tự giáo dục không là lời khuyên. Mà tự giáo dục là những khám phá của nhà sư phạm vào miền u tối nhất trong mỗi con em để từ thẳm sâu tâm lý đó tìm cho ra những thao tác tự học để từng em – dưới bàn tay tổ chức của nhà giáo – tiến hành công cuộc khám phá thế giới bên ngoài, khám phá thế giới nội tâm, khám phá công cuộc tổ chức đời sống cộng đồng hiện đại, ở đó từng cá thể chỉ tồn tại và phát triển khi là một mắt xích của toàn bộ cái chung.

Công cuộc giáo dục đối với vốn xã hội trẻ em diễn ra như một vũng xoáy mà người không nghề nghiệp dù có ở cấp cao đến bao nhiêu và có được sự ủng hộ của những uy tín lớn đến bao nhiêu cũng không thể thành công nếu không kỹ thuật hóa được toàn bộ công trình thành những chuỗi thao tác học rất cụ thể.

Mà trong công việc này, không ai dám nói mạnh, càng không ai dám vỗ ngực là thánh tướng. Cuộc sống đòi hỏi tự do hóa những đóng góp kỹ thuật sư phạm và dân chủ hóa những định giá đối với những đóng góp tự do kia.

Những việc làm sẽ khiến trẻ em tình cờ bước vào vùng vốn xã hội vẫn được an ủi vì mình không là công cụ mà là những thực thể tự do có ích cho cái vốn xã hội đang còn là trẻ em và có ích cho cả cái vốn xã hội từng là trẻ em một thời.

Bác sỹ Chiêm Quốc Thái nhắn tin cho vợ công khai đi lại với Angela Phương Trinh

09:23 |
 "Tính anh thì thích lăng nhăng, còn em thì ghen quá mức như người điên, chửi thề với nhau thì làm sao sống được. Nếu sống với nhau, anh không điên thì em cũng điên thôi. Vợ chồng mà chửi nhau như con chó, sao còn cảm giác để ôm nhau được" - đó là tin nhắn bác sĩ Chiêm Quốc Thái nhắn cho "vợ yêu", bà Vũ Thụy Hồng Ngọc.


Vợ bác sỹ Chiêm Quốc Thái trần tình về chồng và Angela Phương Trinh



                            Bác sỹ Chiêm Quốc Thái và bà Vũ Thụy Hồng Ngọc thuở còn hạnh phúc

Sau khi báo điện tử Một Thế Giới đăng bài "Vợ bác sĩ Chiêm Quốc Thái: Tôi quá khiếp sợ chồng tôi" vào ngày 12.7, phản ảnh những "nỗi niềm" của bà Vũ Thụy Hồng Ngọc về chồng thì ngày 15.7, ông Thái đã đến tòa soạn, yêu cầu đính chính, gỡ bài. Ông Thái cho rằng chúng tôi đã "đăng thông tin một chiều, thiếu kiểm chứng, hoàn toàn sai sự thật, bêu riếu chuyện đời tư của gia đình và cá nhân tôi trước dư luận".


Chúng tôi khẳng định: Bài viết không chỉ dựa theo lời kể của bà Ngọc, thông tin một chiều như lời ông Thái quy kết. Cụ thể, ngay chiều 13.1 (chỉ sau vài giờ bài báo đăng tải) chúng tôi đã liên hệ gặp ông Thái, có cuộc trò chuyện gần 1 giờ đồng hồ, để ông có những ý kiến phản hồi. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, những bằng chứng chúng tôi có được đã phản bác những gì ông Thái nói.

Ông Thái yêu cầu cải chính 8 điểm. Chúng tôi trích đăng dưới đây những yêu cầu của ông Thái và trưng ra những bằng chứng cụ thể mà phóng viên thu thập được, những bằng chứng này bác bỏ hoàn toàn những gì ông Thái nói.







              Ông Thái và bà Ngọc ngày còn thuận vợ thuận chồng. Ảnh: Bà Ngọc cung cấp

Sau đây là 8 điểm bác sỹ Chiêm Quốc Thái yêu cầu cải chính:

1. Bà Vũ Thụy Hồng Ngọc chưa từng có chức danh gì, kể cả là nhân viên của Bệnh viện Việt Mỹ (tất cả nhân viên đều có bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, bảng lương) và không phải là Phó giám đốc bệnh viện Việt Mỹ như quý báo đã nêu.

Bà Ngọc trưng ra giấy ủy quyền của ông Chiêm Quốc Thái, đóng dấu Bệnh viện Việt Mỹ, ghi rõ bà Ngọc giữ chức vụ Phó giám đốc Bệnh viện Việt Mỹ, được toàn quyền thực hiện giao dịch tại Ngân hàng Á Châu (ACB).

Bà nói: "Do tôi là Việt kiều Mỹ nên tất cả các giấy tờ pháp lý đều do anh Thái đứng tên. Vì vậy, tuy là làm chủ bệnh viện nhưng tôi không đứng tên trên giấy tờ. Đây là âm mưu của anh Thái ngay từ đầu".

    Giấy ủy quyền của ông Chiêm Quốc Thái, đóng dấu Bệnh viện Việt Mỹ, ghi rõ bà Ngọc giữ chức vụ Phó giám đốc bệnh viện này, toàn quyền thay ông Thái (giám đốc) giao dịch tại ngân hàng. Ảnh: Dương Cầm

2. Tôi chưa từng đánh đập, đuổi bà Ngọc ra khỏi nhà.

Ngược lại trước khi bà Ngọc về Mỹ vào tháng 6.2014, tôi đã cho Ngọc số tiền 30 tỉ đồng, rút từ tài khoản cá nhân của tôi 10 tỉ (tôi sẽ nhờ ngân hàng tiếp tục bổ sung tài liệu) và 20 tỉ tiền mặt (có sự làm chứng của hai người cháu ruột của bà Ngọc là cô Phạm Quê Trinh và Phạm Ngọc Trinh làm chứng) và mua tặng bà căn nhà số 170 Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM (vì thỏa thuận ly hôn nên tôi đồng ý ghi rõ đây là tài sản riêng của bà Ngọc) và sau khi Ngọc về Mỹ. Khi Ngọc ở Mỹ, vì tình nghĩa vợ chồng, cũng chính tôi đã xây căn nhà này từ cấp 4 sang cấp 1 (tháng 9.2014) để cho người cha bị bệnh tâm thần của Ngọc có điều kiện sinh sống, trong thời gian Ngọc không có mặt ở Việt Nam (gửi kèm hồ sơ).

Phóng viên đã yêu cầu ông Thái trưng ra bằng chứng cụ thể trong việc đưa bà Ngọc số tiền 30 tỉ. Ông Thái đã  nhắn tin từ chối: "Thứ hai này lên tòa án anh sẽ cung cấp cho tòa, vì đây là việc cá nhân của vợ chồng, anh không muốn lên báo chí".

Tuy nhiên, ngày 15.7 ông Thái đến tòa soạn gửi đơn yêu cầu gỡ bài, có kèm theo tờ giấy làm chứng của cô Phạm Ngọc Trinh, xác nhận vào tháng 6.2014  bà Ngọc đã nhận 30 tỉ đồng của ông Thái để đồng ý ly hôn. Nhân chứng này khẳng định ngoài số tiền trên, ông Thái còn mua cho bà Ngọc căn nhà 170 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM.

Chúng tôi đã liên hệ với cô Phạm Ngọc Trinh để xác minh. Cô Trinh cho biết: "Tôi và một người chị nữa đi theo, phụ đếm tiền cho cô Ngọc. Tôi chỉ thấy tiền nhiều, nhưng không biết chính xác là bao nhiêu". Bà Trinh cũng khẳng định không thấy bà Ngọc ký giấy nhận tiền.

Về căn nhà 170 Đinh Tiên Hoàng, bà Ngọc khẳng định ông Thái "nhận vơ", không hề góp một đồng nào. Đây là tài sản mà bà đứng tên giùm mẹ ruột (lúc mua căn nhà này bà Ngọc mới nhập quốc tịch Việt Nam nên có thể đứng tên).

"Nhằm đề phòng âm mưu chiếm đoạt của anh Thái nên tôi đã đề nghị anh ta làm giấy cam kết không liên quan đến căn nhà này"- bà Ngọc nói.


Văn bản thỏa thuận, ông Thái ghi rõ căn nhà 170 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM là tài sản riêng của bà Ngọc, ông không tranh chấp về sau. Ảnh: Dương Cầm

3. Tôi chưa từng đe dọa giết bà Ngọc như những gì bà Ngọc vu khống tôi trên báo rằng mạng sống của bà chỉ đáng giá 2.000 đô la như quý báo đã nêu.

Tháng 1 và 3.2016, bà Ngọc đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng, yêu cầu được bảo đảm sự an toàn. Bà Ngọc nói: "Suốt 8 năm sống chung, tôi biết tính anh Thái rất côn đồ, khi không vừa ý mình sẵn sàng động tay động chân, bất chấp mọi thủ đoạn. Tôi đã chứng kiến nhiều nên rất hoang mang".


Đơn kêu cứu khẩn thiết bà Ngọc gửi lãnh đạo Tổng cục An ninh, Bộ Công an, yêu cầu được bảo đảm sự an toàn. Ảnh: Bà Ngọc cung cấp

4. Tôi chưa từng trốn tránh hòa giải khi được Tòa án nhân dân quận 1 mời như quý báo đã nêu.

 Chính bà Ngọc là người làm đơn xin dời ngày hòa giải vì lý do không thu xếp được công việc và cần có thời gian để chuẩn bị các tài liệu quan trọng khác, đơn đề ngày 5.7.2016 (gửi kèm đơn bà Ngọc). Vì tôi không đáp ứng yêu cầu của bà Ngọc đòi tôi phải đưa 50 tỉ nữa mới ra tòa hòa giải.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, phiên hòa giải lần 1 vào ngày 14.6 giữa ông Thái và bà Ngọc tại tòa án nhân dân quận 1, ông Thái đã vắng mặt không lý do.





Biên bản phiên hòa giải lần 1 không tiến hành được do sự vắng mặt không lý do của ông Chiêm Quốc Thái. Ảnh: Dương Cầm

Phiên hòa giải lần 2 vào ngày 28.6, ông Thái lại tiếp tục vắng mặt không lý do. Và ở phiên hòa giải lần 3  vào ngày 5.7, do nhận được thông báo của tòa chỉ trước một ngày, bà Ngọc đã không thể sắp xếp kịp để dự. Bà Ngọc đã làm đơn đề nghị tòa dời phiên hòa giải qua ngày khác.

Như vậy ông Thái đã "đá trái bóng" vắng mặt qua bà Ngọc một cách rất vô lý.






Biên bản phiên hòa giải lần 2 không tiến hành được do sự vắng mặt của ông Chiêm Quốc Thái và những người liên quan. Biên bản ghi rõ bà Vũ Thụy Hồng Ngọc có mặt tại tòa. Ảnh: Dương Cầm

5. Tôi quen Phương Trinh từ tháng 9.2014, lúc đó bà Ngọc đã quay về Mỹ từ tháng năm, lúc đó bà Ngọc đã về Mỹ từ tháng 6.2014, sau khi đã thỏa thuận ly hôn và nhận tài sản từ tôi.

Ông Thái đăng ký kết hôn cùng bà Ngọc tại Las Vegas (Mỹ) vào ngày 1.9.2011. Đến giờ này, trên danh nghĩa ông Thái và bà Ngọc vẫn là vợ chồng do chưa tiến hành ly dị được. Như vậy, ông Thái khẳng định quen diễn viên Angela Phương Trinh từ tháng 9.2014, có phải ông muốn thách thức quy định chế độ một vợ một chồng của luật pháp Việt Nam?


Bác sĩ Chiêm Quốc Thái và người tình Angela Phương Trinh. Ảnh: Internet

6. Tôi hiện đang sống một mình, không như quý báo thông tin tôi mong muốn có một lúc cùng 5 bà vợ.

Bà Ngọc đã trưng ra tin nhắn từ số máy 09033631xx của ông Thái: "Tính anh thì thích lăng nhăng, còn em thì ghen quá mức như người điên, chửi thề với nhau thì làm sao sống được. Nếu sống với nhau, anh không điên thì em cũng điên thôi. Vợ chồng mà chửi nhau như con chó, sao còn cảm giác để ôm nhau được".

Ông Thái khẳng định thích lăng nhăng, có nghĩa là quen nhiều phụ nữ cùng lúc.  Đọc tin nhắn, độc giả có thể thấy những gì chúng tôi viết từ lời kể của bà Ngọc (có ghi âm) ý ông Thái muốn lấy 5 cô vợ có bị oan ức?


Tin nhắn "Tính anh thích lăng nhăng" gửi cho vợ Vũ Thụy Hồng Ngọc của ông Chiêm Quốc Thái. Ảnh: Bà Ngọc cung cấp

7. Tôi là chủ nhiều doanh nghiệp từ năm 2000

 Năm 1997 tôi đã mua hai căn nhà liền kề 33-35 Thạch Lam trị giá 16 tỉ đồng để đến tháng 10.2007 tôi qua Mỹ và sang tên căn nhà số 35 cho mẹ của tôi là bà Lê Thị Ngọc Lệ đứng tên giùm để khi tôi ở Mỹ cần bán thì mẹ tôi sẽ bán thay tôi, không như quý báo thông tin bà Ngọc vu khống tôi nghèo khổ, còn phụ thuộc tiền bạc của bà Ngọc.

 "Anh Thái mới có bằng bác sĩ thẩm mỹ từ tháng 7.2008 và lúc quen biết tôi, anh ta chỉ bắt đầu đi phụ mổ, tôi không hiểu sao anh giàu quá vậy? Anh có tưởng tượng không?" - bà Ngọc mỉa mai.

8. Năm 2007, tôi đã là cổ đông góp vốn thành lập bệnh viện Ngọc Phú cũ tại 130 Dương Bá Trạc, quận 8 (nay là bệnh viện Hiệp Lợi) hoàn toàn không như bài báo nêu năm 2008 tôi tôi nghèo khổ

Ông Thái khẳng đình không phải dựa vào tiền bà Ngọc đầu tư để thuê nhà 32 Phan Đình Phùng làm phòng khám nên tôi có ngày hôm nay (giá thuê nhà là 1.800 USD/tháng, quá nhỏ so với tài sản của tôi có gồm công ty, nhà xưởng, cổ đông bệnh viện Ngọc Phú, nhà cửa của tôi... Vậy tôi có cần lấy tiền của bà Ngọc để đầu tư như vậy không?

"Năm 2007 anh là cổ đông thành lập bệnh viện Ngọc Phú, cũng là tiền của tôi đầu tư. Anh dám dựng chuyện, vu khống tôi trồng cần sa, sản xuất, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia thì chuyện gì anh không dám nói. Anh cứ nói anh giàu có lúc đó, tài sản do anh gầy dựng, gạt tôi ra mọi thứ. Khi ra tòa, mọi việc sẽ được rõ ràng" - bà Ngọc nói.

Chúng tôi khẳng định một lần nữa bài viết đã đăng về vụ việc giữa ông Chiêm Quốc Thái và bà Vũ Thụy Hồng Ngọc là đúng sự thật và dựa trên những bằng chứng cụ thể.

Kỳ sau: Ông Chiêm Quốc Thái đã khoe giàu, hù dọa quen thân với cháu ông lớn như thế nào?

Theo một thế giới

xe hơi điện tre em
cong biet thu

Vợ bác sỹ Chiêm Quốc Thái trần tình về chồng và Angela Phương Trinh

09:02 |

 Anh Thái từng nói cái mạng của tôi chỉ khoảng 2.000 đô la và anh ta là bác sĩ nên nếu giết tôi chết, các bác sĩ pháp y cũng khó tìm ra nguyên nhân. Cả gia đình tôi đều ở Mỹ, tôi ở Việt Nam chỉ một mình nên rất hoang mang. 


Bác sỹ Chiêm Quốc Thái và Angela Phương Trinh


EURO VÀ VỢ

08:46 |


Vợ tôi trước đây không bao giờ xem bóng đá, nhưng đến Euro năm nay, chả biết có phải vì thời tiết nắng nóng quá làm trứng ung, trứng rụng lung tung, gây biến đổi đến tâm sinh lý hay không, mà nhiều bữa tôi mở bóng đá lại thấy vợ chăm chú ngồi xem cùng. 



Thực ra tôi cũng chả khó khăn gì: vợ ngồi đó cũng được thôi, chỉ cần đừng nói gì, làm gì gây ảnh hưởng đến việc xem bóng đá của tôi là được rồi!

Nhưng có vẻ là không ổn, bởi lần nào cũng vậy, yên được một tí là vợ bắt đầu hỏi, và hỏi rất hùng hồn: "Hình như cái ông kia muốn xin vào sân đá mà người ta không cho vào hay sao ấy anh nhỉ?". "Ông nào em?". "Cái ông mặc com-lê như chú rể kia kìa!". "Không! Ông ấy là huấn luyện viên mà!".
Rồi được một tí, vợ lại tiếp tục: "Cái cậu kia đá bóng là nghề phụ, còn nghề chính là công nhân dọn vệ sinh phải không anh?"

 - Vợ hỏi rồi chỉ lên tivi, lúc đó, tivi đang chiếu chậm lại cảnh Sergio Busquets của Tây Ban Nha vừa sút bóng. Đến lượt tôi quay sang hỏi vợ: "Sao em biết?".

 Vợ đáp tỉnh bơ: "Thì em vừa nghe cái ông bình luận viên đọc tên cậu ta là "Xách-xô Bốc-cứt", xách xô bốc cứt chả là dọn vệ sinh thì là gì?".

Đến hôm đội Ba Lan đá, khi tiền đạo Lewandowski ghi bàn, vợ tôi reo hò phấn khích tột độ, xong quay sang tôi, giọng vợ mừng rỡ: "Tự hào quá anh nhỉ!".

Tôi ngạc nhiên: "Tự hào cái mẹ gì?". Vợ bảo: "Thì đá với toàn cầu thủ Tây, thế mà cầu thủ Việt Nam mình lại ghi được bàn! Rất đáng tự hào chứ!". "Đâu? Cầu thủ nào người Việt Nam?". "Thì đó! Cái ông bình luận viên vừa đọc tên nó là "Lê Văn Đố Kị", họ Lê Văn chả là người Việt mình thì người gì?".
Xong có hôm đang xem lại thấy vợ bịt miệng cười khùng khục, rồi ghé tai tôi thẹn thùng: "Bọn Tây tưởng văn minh, ai ngờ đặt tên cũng mất dạy phết!". Tôi cau mặt: "Mất dạy gì?". "Thì đó! Cái thằng kia kìa!" - vợ vừa nói vừa chỉ vào cầu thủ Thomas Mueller của Đức trên tivi - "Bao nhiêu tên tử tế không đặt, lại đặt cái tên là "Thơm Mát Mu Lờ".

Thắc mắc về tên chán, vợ tôi chuyển qua thắc mắc về số đo các vòng: "Cái thằng kia đùi thì to mà sao mông nó lại teo tóp vậy anh?". Tôi hơi bực rồi, nhưng vẫn cố kiềm chế mà đáp lời: "Thì em cũng vậy thôi: bụng thì to mà ngực lại phẳng lì! Còn thắc mắc gì?".

Nghe vậy, vợ tôi im lặng, mặt sầm lại, chắc tự ái rồi! Tốt quá! Thế là tôi có hi vọng được xem yên ổn! Nhưng không, chỉ được vài phút thôi, đã lại thấy vợ quay sang hỏi tôi: "Bọn này ngày nào cũng đá, đá từ chập tối đến khuya, từ khuya đến sáng, mà chúng nó không biết mệt anh nhỉ?". Tôi cố cười, bảo: "Anh trả lời những câu hỏi của em suốt từ tối đến giờ mới mệt, chứ mấy thằng đó đá thế đã ăn thua gì!".

Nói rồi tôi đứng dậy, với cái điện thoại, đi ra ngoài, bấm số gọi cho bố vợ. Tôi sẽ xin phép bố vợ cho tôi gửi vợ về nhà bố mẹ vợ ít bữa, đợi khi hết Euro thì sẽ lại đón vợ về. Euro chỉ có mấy ngày, không xem được là coi như thiệt thòi, còn vợ phải sống cùng suốt đời, hôm nay không có vợ thì hôm khác ta bù lại, đi đâu mà thiệt!

Chết tiệt! Gọi cho bố vợ mà mãi không được, toàn báo máy bận. Đúng lúc tôi chán quá, chả muốn gọi nữa thì lại thấy bố gọi lại. Vừa nhấc máy, đã nghe giọng bố thanh minh ngay: "Bố xin lỗi! Bố vừa gọi cho ông ngoại nên máy bận!".

 "Bố gọi cho ông ngoại có việc gì vậy ạ?".
 "À! Bố định xin phép ông ngoại cho bố gửi mẹ mày về nhà ông bà ngoại ít bữa, đợi khi hết Euro thì sẽ lại đón mẹ về!". 
"Dạ! Thế ông ngoại bảo sao ạ?".
 "Bố đã gọi được đâu! Máy ông ngoại bận suốt! À đây! Ông ngoại đang gọi lại rồi đây, để bố nghe máy của ông ngoại đã nhé! 
Có gì bố báo lại sau!". "Dạ vâng! Con chúc bố may mắn! Đợi tin vui từ bố ạ!".

Lời chúc 20/11 thầy cô hay và ý nghĩa nhất

15:19 |
Tổng hợp những lời chúc 20/11 tốt đẹp và ý nghĩa nhất dành tặng thầy cô giáo. Những lời chúc bằng tiếng anh, những vần thơ hay và cảm động gửi tặng thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam.



Tổng hợp những câu chúc ý nghĩa nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 đến thầy cô

– Lại một mùa 20 -11 để em có cơ hội gửi đến cô những gì tốt đẹp nhất. Chúc cô luôn trẻ trung vui tươi để mãi là người thầy, người chỉ đường gần gũi nhất với mọi học sinh. Chúc cô luôn mạnh khỏe và luôn được các học sinh yêu quý. Mong cô luôn tự hào và nhớ tới em. Ký tên: (Học sinh nguy hiểm và xuất sắc nhất của cô).

– Ơn dạy dỗ cao dường hơn núi, nghĩa Thầy Cô như nước biển khơi, công Cha Mẹ con luôn tạc dạ, ơn Thầy Cô con mãi ghi lòng. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam con xin kính chúc thầy cô mạnh khỏe, thành công trong sự nghiệp trồng người.

– Thầy! thầy giống như ông em vậy, em chỉ muốn nói với thầy điều này thôi: Chúc thầy luôn luôn hạnh phúc đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời.Và một “1” trong 10000 điều hạnh phúc của thầy là bọn em!! những học sinh khóa cuối của thầy!
Happy smile :))

– Ngày 20 đã đến, tháng 11 thân thương, kỷ niệm ngày hiến chương của các thầy cô giáo, em nay xin kính chúc các thầy cùng các cô mạnh khỏe, công tác tốt để dìu dắt chúng em thành con ngoan trò giỏi.

– Là một đứa học trò cá biệt trong lớp, em đã làm cô buồn thật nhiều. Đã có lần em bật khóc khi nhìn vào ánh mắt nặng trĩu của cô. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam em xin kính chúc cô thật nhiều sức khỏe, thật nhiều thành công. Em xin hứa sẽ không quậy phá, trốn tiết để cô phải buồn nữa!

– Em xin chúc tất cả các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ, trẻ trung, vui tính, luôn luôn giữ vững niềm tin và ngày càng nâng cao sự dũng cảm trước những đứa học trò nghịch như quỷ sứ bọn em. Happy Vietnam’s teacher day!

– Nhân ngày nhà giáo Việt Nam em xin kính chúc các thầy, các cô lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc các thầy cô hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình trong sự nghiệp trăm năm trồng người, trong công cuộc đổi mới của đất nước. Em chân thành cám ơn các thầy cô.

– Em không là học trò xuất sắc nhất của Thầy, nhưng Thầy là người mà em yêu quý nhất. Nhân ngày 20/11, kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người!

– 20 – 11 là một ngày thật sự ý nghĩa và em thật sự cảm thấy hạnh phúc khi nhìn thấy những nụ cười rạng ngời của các thầy các cô cùng những bó hoa tươi thắm. Càng trưởng thành em lại càng thấy thấm thía những gì thầy cô đã chỉ dạy !

– Nhân ngày 20 – 11 em xin chúc các thầy các cô sức khỏe, luôn tràn đầy nồng nàn nhiệt huyết với sự nghiệp ” Trồng người” của đất nước.



Những lời chúc ý nghĩa còn quý hơn những món quà đắt tiền gửi đến thầy cô

– Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, với tất cả tấm chân tình mà con muốn gửi đến thầy cô, kính chúc tất cả thầy cô luôn vui vẻ tràn ngập niềm tin trong cuộc sống, ngày nào cũng luôn gặp may mắn và thành công trên con đường dạy học của mình, dìu dắt những học trò của mình thật tốt để sau này giúp đời.

– Thầy là đốm lửa đã nhen nhóm lên ngọn lửa tâm hồn của chúng em. Thầy là những bậc thềm đá để chúng em bước từng bước tiến lên phía trước. Nhân ngày 20-11 con xin chúc thầy manh khỏe, công tác tốt!

– Nếu hỏi: “Thành công bắt nguồn từ đâu?”
Em sẽ trả lời rằng: “Là cô – người đã mang đến cho chúng em kiến thức, hành trang bước vào đời”.

– Tháng 11 đã về, còn nhớ ngày này năm trước con được diện áo dài đi dự lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam và được trông thấy nụ cười tươi giòn của cô. Năm nay không được về nhà, con xin được gửi thật nhiều nắng gió của phương Nam, thật nhiều lời chúc mừng sức khỏe và hạnh phúc đến cô nhân ngày 20/11!

– Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Chúc các thầy cô luôn đủ tâm – trí – lực để ngày càng cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”!
– Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. Ở nơi phương trời xa, em xin kính chúc các thầy, các cô luôn vui khỏe, hạnh phúc, chúc cho mọi lời chúc của tất cả học trò dành cho thầy cô đều trở thành hiện thực

– Mỗi ngày qua đi, thầy cô lại cầm tay dìu dắt chúng em đến gần hơn với chân trời kiến thức. Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11, em xin kính chúc thầy cô luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc để mang đến cho chúng em thật nhiều những bài học hay và bổ ích!

– Nghề giáo bao đời nay luôn được xem là nghề cao quý nhất – nghề “trồng người”. Người thầy, dù ở đâu cũng là những người được kính trọng nhất. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, con xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến thầy cô!

– Chúc mừng các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Chúc các thầy cô luôn đủ tâm, trí và lực để ngày càng cống hiến nhiều hơn nữa vì các em học sinh thân yêu.

– Thầy là một biển lớn kiến thức, em lái con thuyền nhỏ, thả sức quăng lưới đánh bắt!

Xin gửi những lời chúc 20/11 hay nhất chân thành nhất từ đáy lòng đến các thầy cô:
– Luôn giữ vững tình cảm: yêu trò, yêu nghề
– Giữ vững hơn nữa bản lĩnh nghề nghiệp: làm việc tận tâm, tận lực.
– Không ngừng trau dồi, học hỏi, nâng cao năng lực giảng dạy và sẵn sàng cách tân, đổi mới sáng tạo phương pháp giảng dạy.
– Vui vẻ và hạnh phúc trong ngày này, luôn là tấm gương sáng về đức và tài trong mắt học trò và được hết thảy mọi người yêu quý!

– Ở phương xa theo đại ngàn mây gió, con gởi niềm tôn kính đến thầy yêu.
Thầy ơi! Thầy đứng trên cương vị thiêng liêng đó, như một tháp chỉ đường chỉ dẫn hết lớp người này đến lớp người khác, hướng về phía trước, hướng về phía trước!


20 – 11 gày tri ân nhà giáo Việt Nam
— Thầy ơi! Tuổi tác đã hằn sâu những vết nhăn trên trán thầy, làm tóc mai thầy thêm sợi bạc, nhưng tấm lòng yêu thương của thầy đối với chúng em, mãi mãi không cạn kiệt.

– Thầy ơi! Thầy đã dùng tình cảm cao cả nhất của nhân loại – tình yêu, để gieo hạt giống mùa xuân, gieo hạt giống ý tưởng, gieo hạt giống sức mạnh.

– Xin các thầy, các cô hãy cứ tin rằng, dù là 10 năm, 20 năm… hay bao nhiêu năm trôi qua đi chăng nữa, học trò vẫn luôn nhớ về mái trường thân yêu, nhớ những bàn tay đã dìu dắt trò những bước đi đầu tiên của cuộc sống tự lập.

Chàng 103 cưới nàng 91

11:11 |

 Hai cụ Doreen Luckie và George Kirby tháng 6 tới đây sẽ làm đám cưới và trở thành cặp cô dâu chú rể nhiều tuổi nhất thế giới khi bà 91 tuổi còn ông đã bước sang tuổi 103. Dẫu vậy, họ đều tin rằng "muộn còn hơn không".


Cặp đôi quyết định kết hôn sau 27 năm bên nhau. Cô dâu hạnh phúc nói bà không cần một chiếc áo cưới quá lộng lẫy, chỉ cần đơn giản, nhẹ nhàng mà thôi.

"Tôi hơi thấp, mua đồ rất khó. Nên tôi sẽ chỉ tìm quanh xem có gì thôi", bà nói.

Luckie nói bà không cần một chiếc áo cưới quá lộng lẫy (Ảnh: AP)
Luckie nói bà không cần một chiếc áo cưới quá "lộng lẫy" (Ảnh: AP)

Bà Luckie khá ngạc nhiên khi biết mình và chồng có thể trở thành cặp tiềm năng phá kỷ lục cô dâu - chú rể nhiều tuổi nhất thế giới: "Ngày càng có nhiều người sống đến trăm tuổi đấy chứ, tuổi 90 cũng rất nhiều, tôi không nghĩ chúng tôi là những người duy nhất.

Chàng 103 cưới nàng 91

Hai cụ sẽ làm đám cưới tại khách sạn Langham, tại Eastbourne, Đông Sussex - nơi các cụ đang sinh sống.

Xem thêm: Nuskin, nhà thông minh, máy cạo râu

Ngày cưới cận kề, chồng làm tình cũ mang bầu

11:23 |
Hơn 1 năm qua, cứ cuối tuần anh ta lại lên thành phố hú hí cùng tình cũ. Giờ ngày cưới đến gần, cô ta công bố có thai.
Chị Thanh Bình thân mến!
Hiện tại em đang hoang mang cực độ và không biết phải làm gì nữa. Ngày nào em cũng đóng cửa trong phòng ngồi khóc. Thời gian cưới thì ngày một cận kề nhưng cảm giác trong em lúc này chỉ còn là sự ghê tởm và khổ đau.
Em và anh đã yêu nhau được hơn 1 năm. So với những mối tình khác, quãng thời gian đó không phải là dài nhưng em nghĩ cũng đủ đẻ chúng em hiểu nhau. Dù sao, trước đây hai đứa em cũng đã từng là bạn, từng chơi với nhau. Em cũng biết anh yêu cô khác trong suốt thời gian đi học đại học. Nhưng đó là chuyện quá khứ, em không chấp nhặt làm gì.
Khi anh ra trường, trở về địa phương công tác anh đã chia tay cô gái kia. Về nhà, bố mẹ hai bên gia đình mối lái cho chúng em gặp gỡ và yêu nhau. Vì trước đã từng quen biết, nay các điều kiện xung quanh đều ủng hộ nên chúng em quyết định tìm hiểu và hẹn hò. Sau hơn 1 năm yêu nhau, đến thời điểm hợp lí chúng em lên kế hoạch cưới nhau.
Từ khi yêu, anh có tâm sự chuyện đã từng yêu một cô gái khác quê hồi còn học đại học. Em chỉ nghe rồi để đó, không quan tâm lắm vì nghĩ anh thú nhận như vậy để em không phải mất công tìm hiểu quá khứ. Mỗi tuần anh đều qua nhà em 3, 5 lần để chơi, ăn cơm. Bố mẹ em cũng rất quý anh. Vì anh đang học lên cao học nên cứ cuối tuần anh lại lên thành phố để theo học. Em đâu có ngờ, đó cũng là lúc anh cặp kè với tình cũ.
Ngày cưới cận kề, chồng làm tình cũ mang bầu - 2
Em đâu có ngờ anh ta giấu em lén lút quan hệ với người tình cũ (Ảnh minh họa)

Mọi chuyện chỉ vỡ lở khi gần ngày cưới, tình cũ của anh ấy tìm về tận nhà để gặp em. Chị ta nói đang có bầu với anh. Lúc đầu em không tin nhưng khi gọi anh sang đối chất thì đúng là như vậy. Em hỏi họ tính sao thì anh chỉ cúi gằm mặt không nói gì. Chị ta thì ra điều kiện một là anh bỏ em để cưới chị ta, hai là sau khi sinh con chị ta sẽ giao trả con cho anh tùy anh nuôi.
Em đau khổ vô cùng khi bị phản bội cay đắng như vậy. Nỗi đau này mình em gánh chịu cũng được nhưng chuyện này không thể bưng bít được. Nếu chúng em hủy hôn thì đời con gái của em coi như hoen ố bởi ở nơi em sống tư tưởng của mọi người rất phong kiến. Mà em không hủy hôn thì sau này cũng phải nuôi đứa trẻ đó, mọi người cũng biết em là người vợ bị phản bội.
Em phải làm gì đây? Có lối thoát nào cho em không? Em mong chị cho em một lời khuyên. Em cảm ơn chị nhiều lắm! (Em gái)
Trả lời:
Em gái thân mến! Cảm ơn em đã gửi những tâm sự của mình về cho chuyên mục. Qua thư, chị hiểu rằng em đang vô cùng đau khổ khi ngày cưới sắp tới mà nhận được tin chồng phản bội. Mọi việc gần như đã an bài, em không biết phải ứng xử ra sao trước tình huống này.
Trước tiên, chị xin chia sẻ cùng em nỗi đau đớn tột cùng này. Với một cô gái đang chuẩn bị bước vào hôn nhân, sự phản bội này là quá lớn và khó chấp nhận. Nó sẽ còn là một nỗi ám ảnh mãi về sau với em dù cho em và người chồng sắp cưới này có đến với nhau hay không. Không chỉ em mà còn gia đình em cũng phải hứng chịu những điều không hay khi chuyện này vỡ lở.
Ngày cưới cận kề, chồng làm tình cũ mang bầu - 2
Mọi người sẽ hiểu cho em, sẽ biết rằng em chỉ là nạn nhân chứ không phải người gây ra tội. Em vẫn hoàn toàn có cơ hội gặp được một người đàn ông yêu thương và trân trọng mình. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, dù đau khổ nhưng em cần phải dũng cảm để đối diện với sự thật. Hành động của anh ta là khó chấp nhận và là một sự phản bội trơ trẽn. Nếu giờ đây em dễ dàng tha thứ thì e rằng cả cuộc đời về sau anh ta sẽ không trân trọng sự hi sinh của em. Em nên yêu cầu có sự nói chuyện rõ ràng giữa ba người và lắng nghe anh ta nói về hành vi của mình. Nếu anh ta nhận rằng mình đã sai, lựa chọn em và mong em tha thứ thì khi đó hãy xem xét việc tiếp tục cuộc hôn nhân này. Nếu đó thực sự là một lần lầm lỡ và anh ta nhận thức được sai lầm, em có thể gặp gỡ bố mẹ đôi bên gia đình, một cuộc nói chuyện thẳng thắn để cùng bàn cách giải quyết vấn đề vì dẫu sau chuyện này cũng không thể nào che đậy được.
Còn nếu như anh ta vẫn tỉnh lạnh và coi mọi việc như không thì dù ngày cưới đã cận kề em cũng nên dứt khoát. Lấy một kẻ gây ra lỗi lầm mà vô trách nhiệm đến như vậy chỉ làm em khổ cả đời mà thôi. Mọi người sẽ hiểu cho em, sẽ biết rằng em chỉ là nạn nhân chứ không phải người gây ra tội. Em vẫn hoàn toàn có cơ hội gặp được một người đàn ông yêu thương và trân trọng mình.
Hi vọng em có quyết định sáng suốt cho cuộc đời mình. Chúc em mạnh khỏe và hạnh phúc!

Hận 3 vợ phụ bạc: Đại gia Lê Ân dựng tượng khắc cốt ghi tâm

10:27 |

 

Trong khuôn viên làng du lịch Chí Linh tại thành phố Vũng Tàu, đại gia Lê Ân cho tạc 3 bức tượng 3 người vợ từng phụ bạc, ôm tài sản của ông ra đi, gây cho ông cảnh tù tội... Đó là cách mà vị đại gia này cho rằng để khắc cốt, ghi tâm về 3 bà vợ xấu xa...
Nguồn tham khảo: Quà tặng gốm sứ Bát Tràng
Ông Lê Ân nói: "Nhiều bạn bè, nhứt là mấy đứa con khuyên tui đập bỏ 3 bức tượng để bỏ qua chuyện cũ. Có chết tui cũng không đập bỏ. Đập làm sao được, khi mấy bả quá tệ bạc với tui....""Hồi xây dựng làng du lịch Chí Linh này, tui đã cho tạc tượng 3 bà vợ tệ bạc, để khắc cốt, ghi tâm những gì xấu xa mà mấy bả dành cho tui. Tui hận mấy bả lắm mới làm vậy. Tui mất trắng tài sản, ngồi tù cũng vì mấy bà này. Mỗi lần nhìn các bức tượng là tui lại nhớ chuyện cũ. Mỗi bà tui cho mặc một loại trang phục, nhìn là biết quê hương của mấy bả.  Một bà ở miền Bắc, hai bà miền Nam. Gương mặt, vóc dáng đều giống y chang mấy bả. Tui thề không nhắc tới tên mấy bà này, đừng có hỏi tui mấy bả tên gì"- Đại gia Lê Ân nói
"Trong 3 bức tượng, bức có vóc dáng lùn lùn, gương mặt bầu là bà vợ đầu tiên, có với tui 5 đứa con, làm  tui hận nhứt" - Đại gia Lê Ân nói thêm.
Ông dịu giọng nói về người vợ hiện tại của mình, bà Mai Thị Mai, kém ông 55 tuổi: "Tui may mắn cưới được Mai. Mai hàng ngày cùng tui lo lắng cho khu du lịch Chí Linh và chăm sóc giấc ngủ, miếng ăn cho tui. Bả không bao giờ rời tui nửa bước. Tui đi đâu là có bả ở đó..."
đại-gia, lê-ân, chí-linh, siêu-giường
Bức tượng người phụ nữ đứng ở giữa, "có tướng lùn lùn, mặt bầu", chính là người vợ đầu, người làm ông căm hận nhất vì bị bà này ôm hết tài sản ra đi, đẩy ông vào cảnh tù tội. Trang phục áo dài, nón lá  thể hiện người phụ nữ này là người Miền Nam.
đại-gia, lê-ân, chí-linh, siêu-giườngđại-gia, lê-ân, chí-linh, siêu-giường
Các bức tượng nằm ngay một lối đi, rất dễ dàng đập vào mắt du khách.
đại-gia, lê-ân, chí-linh, siêu-giườngVợ cả
đại-gia, lê-ân, chí-linh, siêu-giường
Bức tượng vợ hai người phụ nữ có vị trí bìa phải, đang cầm nón quai thao, đội khăn mỏ quạ, áo tứ thân thể hiện người phụ nữ này gốc Bắc, thuộc vùng đất Quan họ...
đại-gia, lê-ân, chí-linh, siêu-giường
Nét Nam Bộ thể hiện qua gương mặt, cách ăn mặc ở bức tượng
người vợ thứ 3 của đại gia Lê Ân.
Ông Lê Ân đặt 3 bức tượng của 3 người vợ tệ bạc với mình ở một nơi trang trọng nhất làng du lịch Chí Linh, tọa lạc tại thành phố Vũng Tàu. Xung quanh các bức tượng "căm hận" này có rất nhiều cỏ, hoa.
đại-gia, lê-ân, chí-linh, siêu-giườngđại-gia, lê-ân, chí-linh, siêu-giường
Đại gia Lê Ân và người vợ trẻ  Mai Thị Mai, kém ông 55 tuổi. Ở tuổi 77, ông Lê Ân đang rất hạnh phúc với cô vợ thứ 6 trong cuộc đời của mình.
Nhiều người nghĩ ông Lê Ân tạc 3 bức tượng 3 người vợ cũ thế này, có nghĩa là ông thù dai. Đại gia Lê Ân giải thích: "Nhớ lại chuyện cũ, tui mới có nghị lực để vươn lên, sống tốt hơn và không bao giờ để xảy ra những chuyện như vậy nữa".
Hàng ngày, ngoài chăm sóc cho chồng, bà Mai Thị Mai còn cùng đại gia Lê Ân  tích cực làm từ thiện. Ông Lê Ân đã dành ra 1500 tỷ đồng trong khối tài sản khổng lồ của mình để lập "Quỹ thừ thiện Lê Ân
Xem thêm: Gốm sứ bát tràng Hà Nội

Nhan sắc một trời một vực của mỹ nữ Trung Hoa cổ đại với màn ảnh

09:52 |

Tham khảo: Đèn Trang trí nội thất
Tạo hình lung linh của các Sao trên phim cổ trang Trung Hoa về đề tài hậu cung đã góp phần không nhỏ vào việc quảng bá vẻ đẹp các cung tần mỹ nữ cổ xưa trong lịch sử đến với đông đảo người hâm mộ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, liệu đó có phải là sự thực?

Có thể nói, dòng phim cổ trang đã góp công lớn trong việc đưa truyền hình Hoa ngữ lên vị trí "đại gia" của làng phim châu Á. Song, nếu chỉ qua những thước phim truyền hình đề tài hậu cung để đánh giá về hình ảnh thực tế các cung tần mỹ nữ thì có phần không được đúng đắn cho lắm. Bởi giữa phim ảnh và đời sống luôn có khoảng cách khá xa.
Và dường như, các nhà làm phim càng ngày càng muốn kéo khoảng cách này ra "xa lắc xa lơ" với trăm ngàn kiểu "chế" lịch sử, khắc họa hình tượng nhân vật trong mơ cùng lối thiết kế tạo hình "viễn tưởng". Hãy cùng xem sự khác biệt giữa hoàng cung trên màn ảnh và thực tế về giới quý tộc Trung Quốc thời xưa do tài khoản mạng tên weixin trên trang QQ cung cấp.

Hãy cùng làm một phép so sánh nho nhỏ với những hình ảnh dưới đây.

Tạo hình đẹp lung linh của gia đình Hoàng Tộc thời Càn Long
Nhưng trên thực tế, một gia tộc bề thế của Trung Hoa thời nhà Thanh trông như thế này...
Các ái phi và aka, cách cách của vua đời Thanh
Những "mỹ nữ" này, thực chất nhan sắc chẳng lấy gì làm xuất sắc như trong phim
Các cung tần trên phim đều xinh đẹp, lung linh như thế này
Nhưng nếu đem so với thực tế thì nó lại "quá ảo" so với quy định
Nhan sắc hoàn hảo và tạo hình đẹp tuyệt vời không có gì phải chê của Dương Mịch trong "Cung tỏa tâm ngọc"
và đây là nhan sắc thực của một vị cung phi đời vua Quang Tự
Còn đây là một vị phúc tấn đẹp người, đẹp nết của Trung Hoa thế kỉ trước
Hình ảnh phúc tấn của một vị quan nhị phẩm
Dàn mỹ nữ xinh như mộng trong "Hậu cung Chuân chuyên huyện"
Dàn "mỹ nữ" của một vương triều nhà Thanh trong lịch sử
Từ Hy thái hậu và các phi tần của vua Quang Tự
Tiểu Ngọc Nhi của "Mỹ nhân vô lệ" dù trước hay sau khi mang thai vẫn xinh đẹp và gọn gàng
Nhưng trên thực tế, một phi tần sẽ "phát tướng" như thế này khi mang thai
Kể cả sau khi mang thai, họ vẫn khó lòng "gọn gàng" trở lại với chế độ ăn uống tẩm bổ của quý tộc
Chủ nhân xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn cai quản hậu cung trong "Cung tỏa châu liêm"
Đến cả cung nữ trong hậu cung cũng xinh đẹp chẳng kém gì các phi tần
Thực tế người cai quản hậu cung không cần quá xinh đẹp, và cung nữ lại càng không...
Đại mỹ nhân Dương Quý Phi trong lịch sử cung phi Trung Hoa dưới sự thể hiện của Phạm Băng Băng
Tuy nhiên vẻ hiện đại của Phạm Băng Băng lại có vẻ... "lệch chuẩn" so với tiêu chuẩn thực của thời xưa
Dung mama nổi tiếng độc ác trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc
trông cũng không khác là mấy so với vẻ "dữ dằn của mama thực tế trong lịch sử
Kiến Ninh công chúa xinh đẹp, lanh lợi của Thư Xướng
...và dung mạo xấu xí của cách cách đời nhà Thanh
Những cô gái trẻ cũng không "đẹp" hơn là mấy
Phượng Tỷ có "vẻ đẹp" gần giống với cô thiếu nữ cổ xưa trong ảnh
Ngắm rõ nhan sắc Từ Hy thái hậu danh tiếng của lịch sử Trung Hoa
Tuy nhiên tạo hình điện ảnh của Từ Hy Thái hậu do Củng Lợi đóng thì lại quyến rũ như thế này...
Hoàng đế Quang Tự và Trân Phi được sủng ái nhất hậu cung
Những thiếu nữ xinh đẹp "hiếm hoi" thời xưa

Xem thêm: Đèn chùm châu âu