Việt Nam thừa thầy, thừa cả thợ

15:39 |
Trong những năm gần đây, dư luận xã hội thường bày tỏ băn khoăn, lo ngại trước thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” khi hầu hết thí sinh đều đổ xô vào cửa trường đại học vốn chật hẹp, dù mỗi năm hàng trăm nghìn cử nhân xếp hàng dài không tìm được việc làm, thậm chí học càng cao, thất nghiệp càng nhiều.

Cung cấp thiết bị dạy nghề




Rất may, gần đây đã xuất hiện xu hướng lớp trẻ sớm “tỉnh ngộ” lựa chọn các trường cao đẳng, dạy nghề để lập thân, lập nghiệp. Đây là điều đáng mừng, song lại nảy sinh mối lo khác khi nhìn sâu vào hệ thống các trường dạy nghề ở nước ta.

Cuộc chuyển giao, sau một thời gian tranh luận, “giằng co” hệ thống trường dạy nghề và các cơ sở đào tạo giữa Bộ LĐ-TB & XH và Bộ GD-ĐT đã “ngã ngũ”. Tuy nhiên, bản thân các trường này vẫn đang loay hoay, lúng túng tìm cả hướng đi lâu dài lẫn lối thoát trước mắt.

Khó khăn, vướng mắc lớn nhất cản trở con đường phát triển của các trường dạy nghề chính là cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị. Ngoại trừ một số trường ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng được “ưu ái” đầu tư, còn nhiều cơ sở ở các địa phương vẫn phải thuê địa điểm, thuê cả giáo viên theo kiểu “chạy sô”. Tình trạng học “chay”, dạy “chay” không phải là hiếm.

Đáng quan tâm hơn, giáo trình dạy nghề hầu như không kịp theo tốc độ phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra như vũ bão trên thế giới. Lối mòn đào tạo lạc hậu, cho ra lò những người thợ theo kiểu “bấm nút” của doanh nghiệp vẫn đang tồn tại từ hàng chục năm nay.

Mặc dù một số trường dạy nghề đã bắt tay với một số doanh nghiệp đào tạo nhân lực theo đơn đặt hàng, đưa học viên tới học nghề trực tiếp tại cơ sở sản xuất, đầu ra và đầu vào được đảm bảo chắc chắn.

Dẫu vậy, mối liên kết dạy nghề - doanh nghiệp vẫn lỏng lẻo, bằng chứng là tại các hội chợ tìm việc, các cuộc giao lưu, tư vấn giữa người lao động và người sử dụng lao động diễn ra hàng năm ở các tỉnh, thành phố, hàng vạn lao động có trình độ tay nghề vẫn không “lọt mắt” nhà tuyển dụng, đặc biệt các ngành nghề yêu cầu khắt khe.

Thực tế chứng tỏ, không ít doanh nghiệp, trong đó có công ty liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài sau khi tuyển dụng lại phải bỏ tiền ra để đào tạo lại.

Dạy nghề đi về đâu là câu hỏi bức xúc, cấp bách đã được đặt ra từ nhiều năm nay. Sau nỗi lo “thừa thầy thiếu thợ” lại càng chất thêm lo ngại thừa thầy, thừa cả thợ.

Psy nhận nút Play kim cương từ YouTube

15:04 |
Sau khi đạt ngưỡng hơn 10 triệu lượt đăng ký theo dõi, Psy đã được YouTube trao tặng cho giải thưởng danh giá là nút Play kim cương, và "ẵm" luôn danh hiệu người châu Á đầu tiên thực hiện được điều này.

Psy chính là vị vua độc tôn của YouTube


YouTube tặng Psy nút Play kim cương vì đạt 10 triệu lượt đăng ký theo dõi

Ca sỹ nhạc rap người Hàn này mới đây đã “nhá hàng” các khán giả và fan hâm mộ của mình chiếc Nút Play kim cương trong video mà anh vừa đăng tải hôm chủ nhật tuần trước.

Số lượng những YouTuber được nền tảng phát video này trao tặng nút Play kim cương là vô cùng ít ỏi, bởi nó đòi hỏi chủ nhân của kênh phải đạt mốc 10 triệu người theo dõi cơ.

Anh cũng tiện thể khoe luôn rằng mình là nghệ sỹ đầu tiên đạt được mốc này, và show hàng mặt lưng của nút Play với tên mình

“Chiến lợi phẩm” đến với Psy đúng lúc bộ đôi bom tấn âm nhạc của anh là “I Luv It” và “New Face” vừa cán mốc 30 triệu lượt xem cho mỗi video.

Psy cũng cảm ơn YouTube vì nhờ họ mà khán giả trên cả thế giới mới biết đến mình, và cung cấp cho anh nền tảng để kết nối với 10 triệu fan của anh.

Hiện tại, danh hiệu video được xem nhiều nhất trong lịch sử YouTube vẫn nằm gọn trong tay anh với bài hit nổi tiếng toàn cầu vạn người mê, “Gangnam Style” với hơn 2,8 tỷ lượt xem tính tới thời điểm bài viết này được xuất bản.

Psy không phải là kênh đầu tiên chạm ngưỡng 10 triệu lượt đăng ký – trước anh còn có Jenna Marbles, Ryan Higa và Fine Brothers – tuy nhiên cái phong cách “cực bựa” giúp anh chàng này đạt được giải thưởng danh giá kia thì khó ai sánh bằng.

Cao Biền là ai? Sự thật về phép thuật của Cao Biền

11:17 |
Cao Biền thật sự là ai? Cao Biền có thực sự yểm bùa thành Đại La hay đó chỉ là câu chuyện của trí tưởng tượng? Vậy điều gì đã xảy ra trong quá khứ? Dân gian là nguồn phát tán mạnh mẽ sâu và xa các câu chuyện truyền thuyết. Điều gì càng bí hiểm, càng mơ hồ, càng ma thuật thì càng hấp dẫn. Có thể thấy câu chuyện về Cao Biền đi vào các làng quê, trong tiếng nhai trầu bỏm bẻm của người già kể lại cho lớp con cháu sau này phong phú đến chừng nào?




Năm 2007 có một sự kiện hy hữu xảy ra trong báo chí Việt Nam: Một hiện tượng đã xảy ra cách đó 6 năm nhưng nó lại biết tới bởi 6 năm sau nhiều hơn là thời gian nó tồn tại. Hơn nữa, hiện tượng đó lại chỉ được đăng tải trên những “tờ báo loại 2”, nghĩa là không mang tính chính thống. Đó chính là hiện tượng của loạt bài báo mang tên “Thánh vật sông Tô Lịch” được “nhai lại” bởi tờ “Người bảo vệ pháp luật”. Sau sự kiện trên, tờ báo kia có lẽ phải đăng một dấu đỏ chót vào trong lịch sử Guinness Việt Nam vì khả năng thổi phồng một hiện tượng nhằm thu hút độc giả lớn nhất trong thời gian ngắn nhất.
Sự thực, câu chuyện về “Báu vật sông Tô Lịch” hấp dẫn người bởi những phép thuật được cường điệu quá đà, dựa trên những câu chuyện dân gian cách đây hàng nghìn năm về nhân vật phù thủy Cao Biền nổi tiếng Trung Hoa muốn trấn yểm long mạch Việt Nam: viên tướng, thầy phù thủy, thầy phong thủy, thầy tướng dưới thời vua Đường. Nhưng câu chuyện trong quá khứ lại càng thu hút hơn bởi tính thời sự của nó, khi nó gắn với những câu chuyện đương thời.
Hình ảnh có liên quan
Hình ảnh có liên quan
Chuyện “trấn yểm” sông Tô Lịch bị báo chí “lá cải” lạm dụng.
Ngày 27/9/2001, Đội thi công số 12 (Công ty xây dựng VIC) trong khi nạo vét sông Tô Lịch đã phát hiện những di vật cổ rất lạ và huyền bí: 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông tạo thành một đa giác đều, tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ.., đồ gốm, xương voi, ngựa, dao, tiền đồng…Rồi chuyện máy xúc Komatsu tự nhiên lao xuống sông, nào là những người đang làm việc tự dưng ngã lăn ra đất, đưa la bàn ra thử thì la bàn quay tít.
Một năm sau đó, những câu chuyện buồn của các thành viên trong Đội nạo vét sông được gán với những câu chuyện mơ hồ liên quan tới thuật bùa chú. Các nhà khoa học được mời đến với nhiều giả thuyết, tranh cãi khác nhau và cũng chẳng đưa đến một kết luận nào. Câu chuyện ầm ĩ trên báo chí rồi đi vào quên lãng, cho đến khi nó được khơi mào trở lại một cách ầm ĩ hơn gấp nhiều lần trong năm vừa qua.
Vậy điều gì đã xảy ra trong quá khứ? Cao Biền thật sự là ai? Cao Biền có thực sự yểm bùa thành Đại La hay đó chỉ là câu chuyện của trí tưởng tượng? Dân gian là nguồn phát tán mạnh mẽ sâu và xa các câu chuyện truyền thuyết. Điều gì càng bí hiểm, càng mơ hồ, càng ma thuật thì càng hấp dẫn. Có thể thấy câu chuyện về Cao Biền đi vào các làng quê, trong tiếng nhai trầu bỏm bẻm của người già kể lại cho lớp con cháu sau này phong phú đến chừng nào.

 Trận chiến giữa “phù thủy” phương Bắc và các vị thánh phương Nam

Trước khi tìm hiểu Cao Biền thật sự là ai và nguyên nhân Cao Biền trấn yểm long mạch, chúng ta hãy xem sức mạnh của Cao Biền thông qua cuộc chiến đấu với các vị thánh nước Nam.
Cao Biền hoảng sợ thần Long Đỗ, lập đền Bạch Mã
Được xây dựng trước khi có thành Thăng Long, đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm, Hà Nội) nằm ở hướng chính đông, là một trong tứ trấn của kinh đô thuở ấy. Đền xưa thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Trúc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là số 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cao Biền đắp La Thành, mấy lần cứ bắt đầu lại bị sụt lở. Một đêm, Cao Biền đứng trên vọng lâu nhìn ra, thấy một vị thần cưỡi ngựa trắng chạy đi, chạy lại như bay, rồi bảo Cao Biền cứ theo vết chân ngựa chạy mà đắp thành. Vì vậy, sau khi đắp thành xong, Cao Biền cho lập đền thờ vị thần ấy ở ngay nơi hiển hiện, gọi là đền Bạch Mã. Đền thờ này ngày nay vẫn còn ở phố Hàng Buồm, Hà Nội. Chuyện này còn có dị bản khác nói rằng Cao Biền đã cho đắp thành Đại La. Một hôm, Cao Biền ra chơi ngoài cửa đông của thành, chợt thấy trong chỗ mây mù tối tăm, có bóng người kì dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn mãi theo mây. Cao Biền kinh sợ, định lấy bùa để trấn yểm. Bỗng đêm hôm ấy thấy thần báo mộng rằng:
Ta là tinh anh ở Long Đỗ, nghe tin ông đắp thành nên đến để hội ngộ, việc gì mà phải trấn yểm?
Cao Biền lấy làm kỳ lạ, bèn lấy vàng, đồng, bùa và đúc một tượng sát hình nhân dị dạng nhằm yểm ngục, không cho nước Nam phát trỉển nhân tài. Chẳng dè, ngay đêm đó mưa gió sấm sét nổi lên dữ dội, sáng ra xem, thấy vàng, đồng và bùa trấn yểm đều đã tan thành cát bụi. Cao Biền sợ hãi hét lên: “Thần ma của nước Nam rất thiêng, không có cách nào trị nổi được”, bèn lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần Long Đỗ.
Đền Bạch Mã trên phố Hàng Buồm, một trong tứ trấn của Hà thành. Tại đây Cao Biền bị thần Long Đỗ làm cho kinh sợ.
Theo một cuốn sách về văn bia ở Hà Nội thì Bạch Mã là ngôi đền rất thiêng. Đây là vị thần chúa tể của một khu vực ngàn dặm được tất cả các đời vua cúng tế. Sau này Lý Thái Tổ dời kinh đô đến đất này, đổi gọi Đại La là Thăng Long. Nhà vua sai đắp lại thành, nhưng hễ thành đắp xong lại lở, bèn sai người đến cầu đảo thần Long Đỗ. Chợt người cầu đảo thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, dạo quanh thành một vòng, đi tới đâu, để vết chân rõ ràng tại đó và cuối cùng vào đền rồi biến mất. Sau nhà vua cứ theo vết chân ngựa mà đắp thành thì thành không lở nữa, bèn nhân đó, phong làm thành hoàng của Thăng Long. Các vua đời sau cũng theo đó mà phong tới Bạch Mã Quảng Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần.

Làng Cổ Pháp của dãy núi Tiêu Sơn, “đất hai vua”, nơi Cao Biền không trấn yểm được

Làng Cổ Pháp chỉ là một trong hàng ngàn ngôi làng của miền Bắc Việt Nam (nay là làng cổ Đường Lâm) nhưng đây lại là nơi ngưng và kết huyệt long mạch của dãy núi Tiêu Sơn.
Dãy núi Tản Viên
Dân gian kể lại, đến đời La Quý An, thế đất Cổ Pháp vượng quá. Bao nhiêu vì sao tinh tú trên trời đều chầu về. Quan nhà Đường xem thiên văn, nhìn rõ, tâu lên vua nhà Đường là Đường Ý Tông (860-873)…
Năm Giáp Thân (864) vua Đường Ý Tông, nhân việc quan thiên văn báo cho biết thế đất Cổ Pháp và An Nam (Bắc Việt và một phần Trung Việt) có loạn, sai Cao Biền sang Giao Châu.
Khi đi, vua Đường dặn riêng với Cao Biền đại khái là Trưng thị là hai người đàn bà mà làm rung chuyển cơ nghiệp nhà Đông Hán (25 - 220). Rồi đến Triệu Ẩu (cách người Trung Hoa gọi Bà Triệu, nhằm ý miệt thị), Lý Bôn... làm cho ta vất vả lắm mới dẹp được. Nay trẫm thấy linh khí An Nam quá thịnh, e sau này có biến. Khanh đến đó, trước bình giặc Nam Chiếu, sau tìm cách trấn yểm linh khí An Nam đi và vẽ địa đồ về cho trẫm
Nhân dịp đi qua đất Cổ Pháp, Cao Biền có cho đào 19 cái lỗ chôn bùa ngải để yểm đất. Ngài La Quý An biết vậy nên cho người lẻn đào 19 cái lỗ đó lên và trồng 19 cây lê vào.
Về sau, đất này là nơi sản sinh ra rất nhiều người tài giỏi. Nhiều vị anh hùng hào kiệt đã được nuôi dưỡng bởi linh khí nơi này, trong đó có hai vị vua là Ngô Quyền và Phùng Hưng.

Cao Biền không “phỉnh” nổi thánh Tản Viên

Thánh Tản Sơn chính là vị thần Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, và là một trong tứ vị thần bất tử của Việt Nam.
Để có thể diệt được thần bản địa, Cao Biền đã dùng một mưu mẹo rất “con người” là giả lập đàn cúng tế, lừa thần lên rồi dùng kiếm báu chém đầu. Chém xong, Cao Biền đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch. Truyền thuyết dân gian kể rằng khi sang Giao Châu, Cao Biền thấy long mạch rất vượng, nên muốn phá đi, thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi để xem địa thế, hoặc dùng cách cũ để thần bản địa đến. Cao Biền có lần đến núi Tản (còn gọi là núi Ba Vì), định dùng chước này, nhưng Tản Viên sơn thánh biết được, liền nhổ một bãi nước bọt vào Cao Biền và bỏ đi (có truyền thuyết nói là mắng Cao Biền và bỏ đi).

Phá linh khí chùa Thiên Mụ, nhưng chúa Nguyễn hàng trăm năm sau vẫn lấy lại được

Chuông Thiên Mụ nổi tiếng cả nước với tiếng ngân vang xa rộng của nó. Quả chuông này do chúa Hiến Tông (Nguyễn Phúc Chu) cấp tiền đúc vào năm Canh dần (1750). Tiếng chuông chùa Thiên Mụ biểu trưng cho sự hiện diện của Phật giáo hằng ngày, sớm và chiều tại cố đô Huế, trong lòng mỗi người dân tại cố đô Huế. Thiên Mụ là bà lão nhà Trời. Theo truyền thuyết, Cao Biền khi làm An Nam đô hộ phủ ở nước ta, dưới đời nhà Đường, theo lệnh vua Đường là Đường Ý Tôn (860-873), đã đi khắp nơi ở nước ta, tìm những nơi đất tốt có vượng khí, đều lập phép trấn yểm. Cao Biền đã đến Thuận Hóa, xã Hà Khê, huyện Hương Trà, thấy giữa đồng bằng đột khởi một cái đồi hình đầu rồng, biết là nơi linh địa, bèn cho đào hào cắt ngang dưới chân đồi. Đêm đến, Biền mộng thấy một bà lão tóc bạc phơ, ngồi dưới chân đồi than vãn và nói to: "Đời sau, nếu có bậc minh chủ, muốn bồi đắp mạch núi lại, đem lại linh khí cho đồi núi này, thì hãy lập chùa thờ Phật ở đây…”
Về sau, Nguyễn Hoàng khi vào Thuận Hóa, tìm cách gây dựng thế lực, để biệt lập và chống đối với họ Trịnh, đã đến nơi này, nghe các bô lão kể lại câu chuyện bà lão Trời và Cao Biền, thì rất mừng, lập tức cho xây chùa trên núi, và tự tay viết biển chùa là "Thiên Mụ tự" (chùa Thiên Mụ - chùa bà lão nhà Trời).
Người Việt Nam bình thường tin ở thuật phong thủy, nhưng đồng thời cũng tin ở Phật, Bồ-tát, và đạo Phật. Cao Biền có tài trấn yểm, nhưng dân Việt Nam có xây chùa thờ Phật là mọi phép yểm của Cao Biền đều bị phá hết. Ảnh hưởng của chùa Phật là ảnh hưởng của Tam Bảo, của đức Phật thường trú, của Chánh pháp mà bánh xe luôn luôn chuyển động, của Tăng là những người có trách nhiệm duy trì và hoằng dương Chánh pháp tại thế gian này.

Núi Hàm Rồng – cuộc chiến giữa Cao Biền và Tả Ao

Truyền thuyết kể, Biền thấy đất Giao Châu có nhiều kiểu đất đế vương, sợ dân nơi đây bất khuất, khó lòng cai trị, nên thường cưỡi diều giấy bay đi xem xét và tìm cách trấn yểm các long mạch để phá vượng khí của người Nam.
Một lần bay qua vùng núi Hàm Rồng, nhìn thấy huyệt Hàm Rồng, Biền nói rằng địa thế này tuy không phải là hung địa “xương long vô túc” (rồng không chân) nhưng cũng là hình con rồng què chân, không phải đất cực quý, nên bỏ đi.
Miệng nói vậy nhưng chính y lại âm thầm trở lại, mang theo hài cốt cha để táng vào mong sau này có thể phát đế vương. Sau nhiều lần táng mả cha vào, xương cốt cứ bị huyệt núi đùn ra, không kết phát.
Cao Biền biết rằng đây là long mạch cực mạnh, cực quý thì lại càng ham thích, rắp tâm làm đến cùng. Biền bèn tán nhỏ xương vừa tung lên thì có muôn con chim nhỏ cùng bay đến, vỗ cánh quạt vù vù làm xương cốt bám trên vách đá bay tứ tán.
Biền than rằng linh khí nước Nam quá mạnh, không thể cưỡng cầu. Quả nhiên không lâu sau, Biền bị triệu về nước rồi bị giết. Và sau này, đất Thanh là nơi phát khởi của nhiều vua chúa.
Nhiều người cho rằng, những chim nhỏ phá phép trấn yểm của Cao Biền là thần linh của sông núi nước Nam. Có người lại cho rằng đó là do Thánh Tả Ao hóa phép.
Theo truyền thuyết, cụ Tả Ao là vua phong thủy của nước ta, chuyên phá những long mạch bị Cao Biền trấn yểm. Không ai rõ tên và năm sinh, năm mất của Tả Ao nên chỉ gọi theo tên làng.
Như vậy, khi mới chỉ điểm qua những truyền thuyết tiêu biểu về Cao Biền, đã cho thấy sức mạnh của các vị Thánh nước Nam. Chúng ta có thể đưa ra giả thuyết rằng, những câu chuyện trên được dân gian dựng lên nhằm tôn vinh linh khí của chính làng mình. Phép thuật của Cao Biền có lẽ, phần đa là do những người kể chuyện xưa vẽ lên. Thời điểm Cao Biền sang nước Nam cũng chính là thời điểm mà Đạo giáo từ Trung Hoa truyền bá vào Việt Nam, cụ thể là các thuật xem tử vi, phong thủy, bùa chú, luyện linh đan... Những câu chuyện về Cao Biền là minh chứng cụ thể nhất cho tín ngưỡng Đạo giáo đang nở rộ ở nước ta thời bấy giờ.
“… Câu chuyện “yểm bùa” của Cao Biền theo một nhận định khác cũng là tôn vinh vùng đất Địa linh nhân kiệt Thăng Long. Vùng mà vua Lý Thái Tổ tinh tường đã chọn làm kinh đô mới, đổi tên thành Đại La là Thăng Long, chọn thần Long Đỗ (vị thần khiến Cao Biền khiếp sợ) thành Thành Hoàng của Thăng Long. Và, tất cả truyền thuyết về sức mạnh của Cao Biền có lẽ cũng chỉ gói gọn trong thành ngữ của ông cha ta “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” dành cho những người nào sức yếu, tay chẩn run rẩy…”

Truyền thuyết kể lại:

Cao Biền là phủ thủy cao tay của Trung Quốc. Mỗi lần trời nổi giông gió, sấm chớp là Cao Biền lại cưỡi kỳ lân bay sang nước ta và các vùng đất bên ngoài nước Trung Hoa. Theo các đạo sĩ, khi có gió bão lớn “rồng đất” sẽ thức dậy lộ ra. Linh khí của đất hiện lên để ứng hợp với sức mạnh của trời. Cao Biền bay lượn trên cao nhìn xuống phát hiện ra vùng đất nào có “long mạch” để yểm bùa xuống.
Tượng đài Lý Thái Tổ bên Hồ Gươm. Người xuất thân từ làng Cổ Pháp, nơi tích tụ tinh hoa anh tài của nước Việt mà Cao Biền không thể trấn yểm.

Trong chính sử của người Việt viết về Cao Biền (Đại Việt Sử ký tòan thư, Tập 1, NXBKHXH năm 1993):
Cao Biền tự là Thiên Lý, cháu của Nam Bình Quận vương Cao Sùng Văn dưới thời vua Đường. Thuở nhỏ, Cao Biền học giỏi, chăm chú luyện kiếm bắn cung. Cao Biền có tài bắn cung xuyên đôi ngỗng đang bay trên trời, được người đời coi là bậc kỳ tài.
Cao Biền được cử làm Tiết Độ sứ Giao Châu (tên gọi của nước ta lúc bấy giờ) thay cho Trương Nhân bị mất chức vì không dẹp được trộm cướp ở khu vực này. Sau khi đã bình định xong Giao Châu, Cao Biền cho xây thành Đại La để tập trung quyền lực về một mối.
Theo Việt sử lược: Thành Đại La được xây dựng vào Thể kỷ thứ 7 có tên là Tống Bình. Vua Mục Tông nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy cửa thành có dòng nước ngược sợ dân ở thành có ý đồ phản nghịch liền sai thầy bói gieo một quẻ. Thầy bói nói rằng: Sức ông không đủ bồi đắp thành lớn. 50 năm sau sẽ có một người họ Cao đóng đô tại đây và xây dựng Vương phủ.
Quả đúng thế, tới vua Đường Y Tôn (841-873), Cao Biền được cử sang đất Việt làm Tiết độ sứ. Cao Biền vốn là một ngừơi rất giỏi, đa hiệu: vừa là Tướng, vừa là Đạo sĩ, vừa là Phủ thủy, lại vừa là nhà Phong thủy có tài. La Thành được Cao Biền sửa chữa, chỉnh đốn vào những năm 866, 867, 868.
Một số tài liệu khác lại cho hay, Cao Biền là người nghiêm khắc, lạm dụng hình phạt, lạm sát cả người vô tội. Năm 879, quân đội của Hoàng Sào từ bờ nam sông Hoàng Hà tiến về phía tây, triều đình nhà Đường điều Cao Biền đến làm Hải Quân tiết độ sứ (ở Trấn Giang, Giang Tô ngày nay). Quân Hoàng Sào ngày càng hung hãn khiến Cao Biền khiếp sợ. Khi Quân Hoàng Sào tiến vào Trường An, Đường Hi Tông khẩn cấp điều Cao Biền đem quân cứu giá, nhưng Cao Biền không tuân lệnh của vua Đường, dù đang có binh lực trên 100.000 mà lại cát cứ một phương. Năm Trung Hòa thứ hai (882), nhà Đường bãi miễn Cao Biền.
Về già, Cao Biền tin vào phép thuật thần tiên, trọng dụng thuật sĩ hòng làm lòng người ly tán, tướng cai quản Hoài – Nam là Tất Sư Đạc rất lo sợ. Năm Trung Hòa thứ năm (885), Cao Biền tạo phản. Năm Quang Khải thứ ba (887), Cao Biền bị bắt làm tù nhân và bị giết.
Nếu như Cao Biền thật sự có sức mạnh và tầm ảnh hưởng lớn đối với vùng đất Giao Châu, thì có lẽ nhà sử học Lê Văn Hưu (sử gia biên sọan Đại Việt sử ký từ Triệu Vũ Đế (207-136 tr,CN) đến Lý Chiêu Hoàng (1224-1225) trong phần ngoại kỷ của Bộ sử Đại Việt Sử ký toàn thư sẽ dành cho Cao Biền nhiều trang viết hơn thế. Cao Biền trong sử sách ghi lại một cách chính thống chỉ là một viên tướng có tài thao lược, và có công trong xây dựng La Thành (Thành Đại La hiện nay). Ngoài ra, không một dòng nào nói về ma thuật của Cao Biền.
Đến đây chúng ta có thể khẳng định: Cao Biền là nhân vật có thật, được ghi chép trong lịch sử như một vị tướng có tài, nhưng không có dòng nào chép về khả năng pháp thuật của Cao Biền.
Vậy thì tại sao một nhân vật không mấy tên tuổi trong lịch sử Trung Hoa như Cao Biền, lại có thể “ghi danh” ở Giao Châu như một viên phù thủy có khả năng “trấn yểm” long mạch của cả vùng đất này? Phải chăng những truyền thuyết về Cao Biền trong dân gian chỉ đơn thuần là tấm gương phản ánh một cách mơ hồ những câu chuyện về Đạo giáo bắt đầu xuất hiện ở nước ta thời bấy giờ? Mà có lẽ, nguyên do của những câu chuyện đó lại là khẳng định sự linh nghiệm của vùng đất địa linh nhân kiệt hơn là khẳng định khả năng phù thủy của ông ta.
Cho dù thời kỳ Giao Châu cách chúng ta hàng nghìn năm mông muội với phép thuật, khả năng bùa chú, thì tinh thần quật cường và lòng tự hào về dân tộc của một đất nước bị chiếm đóng vẫn được thể hiện qua các truyền thuyết. Cao Biền là thầy phù thủy giỏi, nhưng vẫn không thể trấn yểm được linh khí nước Nam. Cao Biền xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ IX, nghĩa là chỉ mấy chục năm sau là thời điểm Ngô Quyền xuất hiện, giành lại nước Nam.
Khi ấy, dù người Việt đã bị đồng hóa đến tận máu tủy trong nhiều đời với người phương Bắc, nhưng linh khí nước Nam chảy dưới mạch đất, nước vẫn ngày đêm tích tụ chờ ngày phát lộ.
Đó chính là điều mà Cao Biền hoảng sợ. Biền dồn mọi công sức trấn yểm nước Nam nhằm phá vỡ những long mạch trên.
Trong bảo tàng tỉnh Hà Tây còn lưu lại một tấm bản đồ cổ được cho rằng đó là tấm bản đồ đánh dấu những vùng đất trên tỉnh Hà Tây bị Cao Biền yểm mạch. Nhưng đây là tấm bản đồ không có nguồn gốc rõ ràng và sự xuất hiện của nó chỉ là cái cớ cho các nho sĩ vùng Sơn Tây “tôn vinh” khí thiêng của mảnh đất nơi mình sinh ra. ..
Những truyền thuyết về Cao Biền yểm bùa vào long mạch, khiến cho xứ Giao Châu không còn có thể sinh ra những kiệt nhân dựng cờ làm vua chống lại triều đình nhà Đường là một câu chuyện phức tạp hơn ý nghĩa “ma quái” của nó. Có hai lý do cơ bản khiến Cao Biền tổ chức những cuộc tế lễ mà người dân Giao Châu coi đó là “lễ yểm bùa long mạch”.
Lý do thứ nhất khá đơn giản. Người Á Đông nói chung và dân tộc Trung Hoa nói riêng rất coi trọng phong thủy khi xây nhà. Thuật phong thủy có thể giải thích được bằng khoa học vì đó là cách tìm hiểu sự xuất hiện của hướng gió, mạch nước ngầm, hay mỏ kim loại ở mảnh đất định xây cất… Khi xây một tòa thành lớn ảnh hưởng sự sống còn của cả một đô thị, những cuộc tế lễ để xây thành là điều tất yếu xảy ra.
Hơn nữa, Giao Châu đối với Cao Biền là một vùng đất xa lạ, có nhiều địa khí linh thiêng chưa thể trấn áp được. Cao Biền và các quân sĩ phải làm tế lễ những vị thần bảo hộ mình, đồng thời tỏ ý “giương oai nhiễu võ” với các vị thần phương Nam để có thể sống yên ổn. Chúng ta chưa thể có những chứng cứ xác thực nhằm chứng minh đồ tế lễ phát hiện dưới lòng sông Tô Lịch là của Cao Biền, nhưng đây là giả thuyết gần nhất với những kết quả có được.
Nên nhớ, vào thời điểm ngàn năm phương Bắc đô hộ, dân ta chẳng khác gì một bộ tộc “man di”. Trình độ xã hội thấp, điều kiện sống khổ sở cùng với sự ám ảnh kinh hoàng trước những thuật sĩ từ Trung Hoa sang khiến cho sự thật và sự dối trá bị che phủ bởi một màn sương dầy đặc. Trong bối cảnh đó, Cao Biền đã nhanh chóng nắm lấy tâm lý lệ thuộc này.
Cao Biền vừa phao tin vừa tổ chức làm những cuộc tế lễ lớn để “yểm bùa” vào long mạch? Có thể lắm chứ! Tất cả những buổi tế lễ đó cũng có thể đánh vào đòn tâm lý của nhân dân ta, rằng nếu có một anh hùng sinh ra trên mảnh đất Giao Châu thì người anh hùng đó sẽ mất hết ý chí đối địch với Trung Hoa. Thậm chí, ngay cả khi vị anh hùng đó vẫn giữ được ý chí của mình thì sẽ khó lòng thu được nhân tâm về một mối, bởi mối hoang mang của họ về sức mạnh ma thuật phương Bắc quá lớn. Đó là lý do thứ hai.
Còn một nguyên do nữa, sâu xa hơn mà cũng mơ hồ hơn, đó là Cao Biền trấn yểm các Long mạch, các huyệt phát Đế vương của đất Việt. Nhưng có thể do Cao Biền có sự sai lầm về tọa độ, hay khả năng phép thuật có hạn nên đã không thể trấn yểm được Giao Châu. Bằng chứng là chỉ thời gian ngắn sau này nước Việt đã giành lại được độc lập. Một dải Long mạch bị Cao Biền trấn yểm nhưng vẫn phát sinh những vùng đất Địa linh nhân kiệt như chùa Dâu, núi Yên Tử, đền Kiếp Bạc...
Chưa hết, con sông Tô Lịch vẫn tồn tại, dù ngày nay nó chỉ còn bóng dáng của một mương nhỏ ở Hà Nội. Trải qua hàng nghìn năm, con sông ngày càng nhỏ lại. Và hiện nay sông Tô Lịch chỉ chảy từ khu vực phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Một nguyên nhân nữa đã phá hoại sự linh thiêng của Long mạch là việc san lấp của người Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Người Pháp đã cho lấp mất sông Tô Lịch khi xây dựng thành phố Hà Nội, nơi đổ ra sông Hồng. Nay là các phố Hàng Buồm, Hàng Bạc, Cầu Gỗ… Trước kia nó chảy ra sông Hồng ở cửa Hà khẩu, nay bị chặn từ khúc Thụy Khuê. Và hiện nay sông Tô Lịch chỉ chảy từ khu vực phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Cũng ngay sau những cuộc yểm long mạch đó, từ xứ Đường Lâm, Sơn Tây – nơi được coi bị Cao Biển yểm bùa nhiều nhất đã xuất hiện một vị vua oai dũng hơn người. Đó chính là Ngô Quyền. Sau đó từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê... cho đến ngày nay, tinh anh nước Việt luôn tỏa ngời.
Rõ ràng, chúng ta là một dân tộc được ưu đãi về Địa linh về Sinh khí. Trải qua hàng nghìn năm phong kiến Trung Hoa, trăm năm giặc Ngoại xâm, Địa linh nước Việt vẫn không suy chuyển. Lớp người tài sau nối lớp người tài trước, tạo thành một sợi Sinh khí xuyên suốt và thống nhất hàng nghìn đời. Lẽ ra, vào thời điểm này, tức là lùi xa thời điểm Cao Biền xây dựng La Thành hơn nghìn năm, những cư dân của thế kỷ hiện đại, của công nghệ số và thế giới ảo phải tự hào nhiều hơn về chính bản thân mình, nơi trong mỗi dòng huyết quản chảy đều có tinh túy của Sinh khí anh hùng.
Câu chuyện “yểm bùa” của Cao Biền theo một nhận định khác cũng là tôn vinh vùng đất Địa linh nhân kiệt Thăng Long. Vùng mà vua Lý Thái Tổ tinh tường đã chọn làm kinh đô mới, đổi tên thành Đại La là Thăng Long, chọn thần Long Đỗ (vị thần khiến Cao Biền khiếp sợ) thành Thành Hoàng của Thăng Long. Và, tất cả truyền thuyết về sức mạnh của Cao Biền có lẽ cũng chỉ gói gọn trong thành ngữ của ông cha ta “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” dành cho những người nào sức yếu, tay chẩn run rẩy.

Chuyện điện nước

10:28 |

Tôi rất thích một bài hát thuộc dòng Classic Disney tên là “I wanna be like you”. Đây là bài hát mà con khỉ đột đầu đàn, khi nó bắt cậu bé rừng xanh Mowgli về, nó hát để năn nỉ và dọa dẫm cậu bé, rằng nó đã lên đến đỉnh cao danh vọng của loài khỉ rồi, nó là VIP của rừng rậm rồi, còn bây  giờ nó muốn được giống như con người, nó muốn bỏ rừng vào thành phố. Bởi nó: “I’m tired of monkeyin’ around”.



Không rõ trong những người Việt đang bỏ xứ mà đi (định cư) nơi khác, có bao nhiêu người đi vì tự mình chán cái cảnh có một lũ (trong đó có bản thân mình) đang monkeying (làm trò khỉ) vòng quanh, bao nhiêu người ra đi vì không muốn con cái mình tham gia vào cái vòng quay khỉ đột ấy.

Còn những người vẫn hằng ngày đổ mồ hôi kiếm ăn ở mảnh đất này, có ai dũng cảm trong im lặng thoát khỏi các kiếp nạn làm khỉ kiểu “Đền Hùng thất thủ”.


Tôi mới đọc Crippled America của Donald Trump. Trong sách có chỗ Trump nói về quyền công dân (citizenship) của người Mỹ (còn ta quen gọi là lấy quốc tịch Hoa Kỳ). Trump nói cần phải chấm dứt những Anchor Baby, là những đứa trẻ mà bà mẹ (Tàu) khi có bầu bay qua Mỹ sinh con rồi bay về, cốt để những đứa trẻ ấy sau này có quốc tịch Mỹ. Trump ủng hộ những người dân nhập cư, nhưng phải là những người tốt, tài giỏi, chăm chỉ lao động; những người đến Mỹ để theo đuổi ước mơ, thay đổi cuộc đời. Trump không muốn “anchor baby” và nhập cư lậu. Trump giải thích quyền công dân được trao cho những người sinh ra ở Mỹ, có nguồn gốc lịch sử, là để trao quyền công dân cho những người nô lệ, sinh ra ở Mỹ, mà bị dân da trắng hắt ra bên lề; chứ không phải để lợi dụng quyền này để có quốc tịch Mỹ.


Hồi lâu lâu tôi có đọc một bài báo thấy gia đình Clinton, sau khi ông chồng hết làm tổng thống, được xếp (giai tầng) vào hạng upper-middle-class. Tức là chưa được xếp vào thượng lưu. Mà upper-middle-class cũng rất ít, chưa tới (hình như là) 5% dân số Mỹ.

Mới ngồi lẩn thẩn nghĩ ở Việt Nam thì ra sao. Ở miền bắc ngày xưa hay có cách nói “công dân hạng A”. Chắc là do ảnh hưởng cách nói của Liên Xô: “Anh này là công dân hạng A.”

Các vị trong BCT, tôi xếp vào hạng A+. Tức là cao nhất, cái gì cũng có, muốn gì được nấy. Hạng này siêu ít, cả nước chưa tới 20 người. Còn các hạng dưới thì sao.

Lâu rồi tôi không nhớ cách mình xếp hạng, chỉ nhớ là khá phức tạp. Ví dụ một đại gia buôn vải ở Soái Kình Lâm, rất có uy tín trong lĩnh vực của mình, có nhiều tiền, mua gì cũng được. Nhưng nếu đại gia ấy nằm ngoài các quan hệ chính quyền, thì dù đi xin học cho con, hay vào bệnh viện, hay đến những nơi dịch vụ công , … họ cũng sẽ chả là cái gì cả. Cách duy nhất họ có thể có một chút ưu đãi cho mình là vung tiền ra đút. Nhưng không phải lúc nào, chỗ nào cũng đút được.

Trong khi đó một vị cỡ trưởng quận, họ oách hơn nhiều. Dù chỉ là công chức. Các vị cỡ trưởng quận hồi đó tôi xếp vào công dân hạng B+.

Một ví dụ khác, giả sử như anh Ngô Bảo Châu mà ở trong nước, theo xếp hạng này, chắc chỉ nằm ở hạng B. Tức là dù rất giỏi và danh tiếng, nếu anh đi xin học cho con, anh phải nhờ vả tứ lung tung mới được. Mà phần nhiều là nhờ các công dân hạng B+ trở lên. Hay anh Thành Việt, giải Pulitzer đấy, nếu ở Việt Nam, anh còn ở dưới hạng B khá xa và chưa chắc anh đã sáng tác nổi một truyện ngắn.

Còn như tôi, chắc cỡ  C hoặc C-.


Có người lên báo hỏi: “Đi định cư nước ngoài cả, thì đất nước này ai xây dựng đây”.
Ngày trước khi còn ít tuổi, tôi hay có cảm xúc rất sến mỗi khi một ngôi chùa cổ bị đập đi để …trùng tu cho đẹp, một thắng cảnh thiên nhiên bị tàn phá, một công trình có giá trị lịch sử và kiến trúc bị đập đi để xây cái mới hơn và xấu hơn. Cảm xúc đại khái là tiếc nuối, đau xót, bức xúc v.vv.

Tôi có một cô bạn học kiến trúc hay dẫn tôi đi xem các tòa nhà ở trung tâm Sài Gòn. Nhờ cô ấy mà tôi thích một tòa nhà có mặt tiền Art-Decor ở Đồng Khởi (Catinat), một kiến trúc rất đẹp, và đã có nhiều người nổi tiếng như mật thám Bazin hay nhà văn điệp viên Greene cư ngụ. Khi tòa nhà ấy bị đập đi, tôi viết thư cho cô bạn và nói: “Cũng chả nên tiếc nuối hay đau lòng, bởi thành phố này, đất nước này không phải của mình, mà là của chúng nó”.

Cô ấy viết thư trả lời: “Nhưng mà, mỗi khi anh dẫn bạn bè anh đi chơi, anh vẫn phải nói đây là “my city, my country.”

Vậy thì đất nước này ai xây dựng đây. Đất nước này là của các ông các bà cả, không phải của chúng tôi. Sao lại hỏi chúng tôi, nhất là hỏi những người đã ra đi, rằng ai phải xây dựng đất nước.

Đất nước không phải của mình. Nhưng nếu rủi thay, bị xâm lược, bị mất nước thì sao.

Liệu những công dân hạng B, hạng C, có thể bị “mất” một đất nước không thuộc “sở hữu của mình” không?

Sách giáo khoa và quan điểm chính thống vẫn nói nhà Trần có công đánh giặc Nguyên, cứu nước. Nhà Trần yêu nước, tài giỏi, tiến hành tới ba cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Tôi từ lâu hơi nghi ngờ chuyện này. Nhà Trần rõ ràng không lập quốc. Họ sở hữu đất nước bằng cách lấy của nhà Lý thông qua một cuộc đảo chính cung đình và sau đó là thanh trừng rất tàn bạo. Khi bị quân phương bắc xâm lược, đọc Hịch Tướng Sĩ, rõ ràng nhà Trần phát động chiến tranh chỉ để bảo vệ chế độ. Họ đang có tất cả, từ quyền đến tiền đến địa vị trong tay, nếu bị xâm lược, họ mất tất. Để phát động cuộc chiến tranh vệ quốc, họ đã khôn khéo buộc lợi ích khổng lồ của chế độ vào lợi ích bé tí của người dân. “Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi”.

Nếu để ý, cách đây gần 10 năm, dân gian ở HN cũng có nói: “Theo Mỹ thì mất chế độ, còn nước. Theo Tàu thì mất nước còn chế độ.”

Nhiều khi cứ tưởng nước còn đấy, mà mất rồi. Ta không thể mất cái ta không sở hữu. Nhưng ta có thể ảo tưởng mình đang giữ cái không phải của mình, mà cái không phải của mình ấy, có thể cũng mất lâu rồi.


Có những lúc máy tính tắt, nằm xuống sàn nhà, chợt nghĩ đến chuyện mất nước.

Liền giật mình ngồi dậy, ra vòi nước vặn thử.

Nước vẫn còn. Điện mất.



10 nỗi đắng cay và nhục nhã của người Việt không đổi sau 100 năm

09:50 |
Theo cụ Phan Châu Trinh: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Đó là lời kêu gọi luôn đúng cho mọi thời, thời này càng đúng đắn và khẩn thiết, 100 trước của cụ Phan Chu Trinh và ngày hôm nay của chúng ta 10 nỗi nhục sau đây không có gì thay đổi:



 1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.


2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.


3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.


4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.


5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.


6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.


7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.


8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.


9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.


10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v


Muốn không còn 10 nỗi đắng cay và nhục nhã đó cần phải khai dân trí, chấn dân khí. Muốn khai dân trí, chấn dân khí trước tiên và trên hết phải cho dân biết SỰ THẬT. Chỉ có cách đó, không có cách nào khác.

CHÚNG TA KHÔNG THUỘC VỀ NHAU

08:28 |
Trên một ngọn núi cao mọc rất nhiều những cây tùng chen chúc nhau – gọi là Núi Tùng, có một vị đạo sĩ đã tu luyện đạt đến độ đắc đạo. Một hôm, ngài đạo sĩ đang vo gạo thì nghe có giọng ai đó vang lên từ đằng sau:
- Thưa ngài, cho con hỏi, khi chưa đắc đạo, ngài làm gì?
- À! Ta vo gạo, luộc rau, nấu cơm, ăn cơm, xong bê chậu xuống núi giặt quần áo!
- Vậy đắc đạo rồi, ngài làm gì?
- Ta vo gạo, luộc rau, nấu cơm, ăn cơm xong là xong, không phải bê chậu xuống núi giặt quần áo nữa!
- Vậy ra đắc đạo và chưa đắc đạo chỉ hơn nhau ở chỗ không phải giặt quần áo thôi ạ?
- Không phải vậy!

- Thế tại sao ngài không bê chậu xuống núi giặt quần áo nữa?
- Vì ta mua máy giặt rồi! Mà con là ai? Sao tự nhiên tới đây hỏi lôi thôi?
- Dạ! Con muốn theo đạo, và muốn tu luyện đắc đạo được như ngài, nhưng còn băn khoăn chưa biết nên theo đạo nào!
- Đạo là ở tâm! Nước ta tự do tôn giáo mà! Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, đạo nào cũng tốt cả, miễn là con tìm được sự bình an, thanh thản trong tâm hồn!
- Nhưng con lại muốn được nổi tiếng, được nắm trong tay cả "Bầu trời", được nhiều người thần tượng, bênh vực, tôn sùng và ca ngợi. Vậy con nên theo đạo nào?
- Thế thì con nên theo Đạo nhạc đi! Khi luyện đến cảnh giới của Đạo nhạc rồi, mỗi MV con up lên Youtube, chỉ vài ngày thôi, sẽ có tới mười mấy triệu lượt view đấy!
- Có sợ bị chửi không ngài?
- Khi luyện được đắc đạo rồi, con sẽ không còn biết sợ những lời chửi bới!
- Dạ vâng! Con chào ngài! Con về ạ! .... Oái! Ngài ơi! Cái xe máy con để dưới chỗ chân núi kia, đi đâu mất tiêu rồi?
- À! Quên chưa nói với con, dưới chân núi ấy, có mấy đứa theo Đạo Chích, cũng đang tu luyện! Con chịu khó đi bộ về nhé!
- Con làm mất xe, về bố mẹ con giết! Hay ngài cho con ở lại đây tu luyện cùng ngài?
- Không được đâu con ơi! Chúng ta không thuộc về nhau! We don’t talk anymore!

Chuyện nghề chuyện nghiệp

08:26 |
1. Nhổ tóc trắng

Hồi bé, có bà bên hàng xóm hay thuê tôi nhổ tóc trắng. Mỗi chiếc tóc trắng nhổ được, bà ấy trả tôi hai trăm đồng. Nghe thì ngon vậy, nhưng tóc trắng trên đầu bà ấy khá ít, thành ra kiếm được một sợi là rất khó khăn. Cũng may tóc bà ấy dài, nên mỗi khi nhổ được một sợi, tôi lại âm thầm cắn cái sợi đó ra làm năm, sáu đoạn ngắn. Rồi tôi nhổ một sợi tóc đen, lén vứt ra chỗ khác, xong đưa cho bà ấy một cái đoạn ngắn mà tôi vừa cắn ra. Bà ấy hỏi sao hay nhổ sợi ngắn thế, tôi bảo sợi ngắn là những sợi mọc sát da đầu, gây ngứa ngáy, cần phải nhổ ngay. Vậy là mỗi một sợi tóc, đúng ra chỉ được hai trăm, thì tôi lại lấy được của bà ấy cả nghìn đồng. Về sau, tóc bà ấy bạc càng nhiều, trắng toát hết cả đầu, và bà ấy không thuê tôi nhổ nữa. Có lần tôi sang tỉ tê, gạ gẫm là tôi sẽ giảm giá cho bà ấy, mỗi sợi tôi chỉ lấy một trăm đồng thôi, nhưng bà ấy vẫn không chịu. Tôi nhìn mái tóc bạc phơ của bà ấy mà tiếc ngẩn ngơ, bởi nếu bà ấy chịu thuê, tôi chỉ vơ cả nắm tóc giật một phát là được vài chục nghìn ngay!



2. Đánh trống

Đánh trống là một bộ môn nghệ thuật khó và rất kén người, ấy vậy mà tôi lại kiếm được tiền từ môn đánh trống ngay từ khi còn rất nhỏ. Hồi đó, chú tôi là trưởng ban nhạc đám cưới của xã, nên thường có một bộ trống và mấy cái ghita ở nhà. Cứ nhằm lúc chú đi vắng là tôi sang nhà chú lôi trống ra đánh và tự tập luyện hăng say. Có hôm, tôi đánh phiêu quá, không để ý gì đến mọi thứ xung quanh, nên lúc đánh xong, giật mình mới thấy chị Linh – nhà ở ngay cạnh nhà chú tôi – đã đứng bên tôi tự lúc nào. Rồi chị nói bằng giọng xúc động, nghẹn ngào: “Em ơi! Con chị nó bị sốt, nó thức suốt đêm hôm qua, giờ nó mới ngủ được tí, thế nhưng mỗi lần em đánh trống là nó lại giật mình thon thót rồi khóc ré lên. Chị van em! Em đừng đánh nữa! Đây, chị cho em hai nghìn đi mua kẹo! Đừng đánh nữa!”.

3. Thụ tinh lợn

Thực ra là tôi không thụ tinh lợn, mà tôi chỉ đi hỗ trợ cậu tôi – là cậu Hợi – đi thụ tinh lợn mà thôi. Nhiệm vụ của tôi khá đơn giản: ôm chặt con lợn để cho nó khỏi giãy, khỏi chạy trong lúc cậu tôi thụ tinh. Tuy nhiên, thi thoảng cậu mới cần tới sự hỗ trợ của tôi thôi, còn thông thường, cậu tôi sẽ thụ tinh một mình. Tôi thắc mắc hỏi cậu, thì cậu bảo: “Những con lợn nào mới lần đầu thụ tinh, tức là những con lợn còn trinh, thì thường sẽ kêu đau và giẫy giụa rất kinh, nên phải cần người giữ. Chứ mấy con lợn đã đẻ vài lứa rồi, chỉ vỗ vỗ mông đôi ba cái là nó nằm ệch ra luôn! Đâu cần giữ làm gì!”. Tuy mỗi lần đi ôm lợn như thế tôi chỉ được cậu trả cho mấy trăm đồng, nhưng tôi vẫn rất vui và tự hào, bởi nhờ có tôi mà rất nhiều con lợn đã có bầu.

4. Canh gà

Công việc này đến với tôi rất tình cờ. Đó là hôm tôi đi qua đống rơm chỗ góc vườn nhà bà Thơm thì chợt nghe thấy những âm thanh “phành phạch... phành phạch”, hệt như tiếng gà đang vỗ cánh. Tôi liền ngó vào xem thì thấy chị Thảo – con gái bà Thơm – cùng với người yêu là anh Kim đang hí húi ở trong đó. Tôi hỏi anh chị làm gì thế, thì anh Kim bảo là anh ấy với chị Thảo đang bắt gà. Tôi hỏi bắt gà mà sao lại phải cởi quần ra, thì chị Thảo bảo không cởi quần ra thì sợ con gà nó ỉa, nó phọt tung tóe vào quần, về khó giặt lắm! Rồi anh Kim móc ví, đưa cho tôi nghìn rưỡi, bảo đứng canh giúp anh, nếu thấy ai đi qua thì ho lên một tiếng báo hiệu cho anh ấy biết. Kể từ hôm đó, cứ tối nào anh Kim đến chơi và rủ chị Thảo ra đống rơm bắt gà, là anh ấy lại cho tôi nghìn rưỡi để đứng canh giúp anh. Rồi tới khi anh chị ấy cưới nhau, tôi không thấy họ ra đống rơm bắt gà nữa, làm tôi cũng mất toi một khoản thu ổn định...

5. Cắt cỏ

Làng tôi đợt đó nhiều người mở trang trại, nên nhu cầu mua cỏ cho bò, cho cá ăn là rất cao. Bởi thế, làng tôi mới có cái nghề cắt cỏ thuê. Tôi và thằng bạn tôi vẫn thường hay ra đồng cùng nhau cắt cỏ đem bán, nhưng tôi nhanh chán, bởi cắt cả ngày cũng chỉ được một hai bao, bán đi cũng chỉ được đôi ba nghìn mà vất vả vô cùng. Tuy nhiên, thằng bạn tôi lại không nghĩ vậy, nó bảo với tôi rằng nó sẽ quyết tâm theo nghề cắt cỏ, sẽ lập nghiệp và làm giàu bằng nghề đó. Tôi nghe nó nói thế thì cười hô hố, rồi chửi nó là thằng ngố, thằng khùng. Ấy nhưng hôm nọ, nghe tin mỗi năm thành phố bỏ ra 700 tỉ đồng để thuê người cắt cỏ, thì tôi mới biết là mình đã chửi oan nó! Rằng chính tôi mới là thằng khùng, thằng ngố!Bạn ơi! Mình sai rồi! Mình xin lỗi bạn! Cho mình đi cắt cỏ cùng bạn với!

6. Đánh máy

Bác tôi có mở một công ty buôn bán nho nhỏ, bảo tôi đi học đánh máy về rồi giúp bác soạn thảo văn bản, hợp đồng. Lần đó, bác mua hàng từ đối tác, giá trị hợp đồng khoảng 15 triệu, nhưng tôi đánh máy nhầm mẹ nó thành tỉ rưỡi. Bác không để ý, cũng đặt bút ký. Vậy là đối tác cứ dựa vào hợp đồng đòi tiền, rồi đưa nhau ra tòa đòi kiện. Bác thua kiện, công ty phá sản. Từ đó, tôi mặc cảm, lúc nào cũng tự trách mình ngu, có đánh máy thôi mà cũng đánh nhầm, đánh lỗi. Nhưng giờ, tôi bớt mặc cảm hơn rồi, vì tôi thấy đầy người ngu giống tôi, đánh máy lỗi nhan nhản, mà lại toàn người ở mấy cơ quan, mấy tập đoàn bự bự...

Còn nghề thứ 7 là cái nghề tôi đang làm hiện tại, và tôi rất hài lòng về nó. Bây giờ, tôi mới thấm thía câu nói: "Chẳng có ai thành công mà không từng thất bại". Những vất vả, gian nan và vấp ngã trước đây giống như là những bài học, là những nấc thang để tôi có được ngày hôm nay, được làm chủ chính mình, không phải đi làm thuê cho ai hết, khỏe thì làm, mỏi thì nghỉ, chả phải xin phép ai, chả lo đi sớm, về muộn, chả phải từng ngày mòn mỏi ngóng chờ lương. Đợi tôi tí! Lát tôi kể tiếp cho nghe, giờ tôi đang bận, có khách tới rồi... "Đi đâu đấy anh ơi! Lên em chở đi!". "Đây ra Trần Duy Hưng bao nhiêu?". "Dạ! Mở hàng, anh cho em xin hai chục! Mũ bảo hiểm đây, anh đội vào đi, kẻo công an tóm thì lại nhục"...


9 điều bố dặn con trai trước ngưỡng cửa cuộc đời

10:10 |

1. Thứ nhất : Tuyệt đối đếch tin bất cứ bố con thằng nào trên đời. Vì đến tao còn chưa tin mày là con tao. Giờ thì mày hiểu tại sao chỉ có Bà mẹ VN anh hùng mà không có ông bố rồi chứ ?




2. Thứ hai : Phụ nữ đẹp là phần thưởng cho sự thành công của người đàn ông chứ không phải là mục tiêu phấn đấu. Bởi vậy khi trong tay chưa có gì thì tốt nhất là ở nhà quay tay lành mạnh để tránh tối đa con mày không phải cháu tao (mà có đúng con của mày thì chắc gì là cháu của tau, cháu của má mày thì chắc chắn rồi đó).

3. Thứ ba : Người bạn đời thì già cũng được, trẻ cũng được, xấu cũng được, đẹp cũng được, miễn không phải Cú có gai là được. Trong cái thời buổi thật giả lẫn lộn này, cái mình ăn trong miệng còn chưa chắc là cơm nữa là.


4. Thứ tư : Cuộc sống này vốn dĩ đếch công bằng, vì vậy hãy tập làm quen với nó. Bố mày nghèo, đó không phải là lỗi của mày. Nhưng bố vợ của mày cũng nghèo nốt thì đó chắc chắn là lỗi của mày.


5. Thứ năm : Cái quan trọng nhất của thằng đàn ông không phải dài ngắn hay to nhỏ mà là nằm ở kỹ năng. Ý tao đang nói đến đến cái đầu. Mà cái này cũng đúng với cái mày mới vừa nghĩ đến.


6. Thứ sáu : Dù sau này có khó khăn thế nào cũng không được để vợ mày phải khổ. Ít ra là khi nó ở trên giường.


7. Thứ bảy : Đàn ông mà bù khú là chuyện khó tránh. Nhưng khi đã cởi quần áo của một người con gái ra thì phải xác định mặc vào cho cô ấy bộ váy cô dâu… và…

tìm cho cô ấy một chú rể thật tốt.


8. Thứ tám : Đến cái bóng của mày cũng rời bỏ mày khi đi vào bóng tối. Bởi vậy làm cái gì mờ ám thì kiếm chỗ tối mà làm.


-Cuối cùng : Người khen mày mà khen đúng là bạn của mày. Người chê mày, mà chê đúng hay sai gì cũng tát vêu mồm nó ra cái tội chõ mõm vào chuyện người khác. Bí quyết để giữ một hàm răng đẹp là đừng chõ mõm vào chuyện của người khác.


Bố chúc mày may mắn, ít nhất là vào lần sau..

Ăn xin ở Dubai kiếm được khoảng 1,6 tỉ đồng/tháng

09:04 |

Ăn xin ở Dubai kiếm được khoảng 1,6 tỉ đồng/tháng trung bình 54,6 triệu đồng/ngày. Ăn xin ở Dubai kiếm tiền tỉ mỗi tháng nên rất nhiều khách quốc tế đến đây bằng visa du lịch, kinh doanh để làm ‘cái bang’


Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) nổi tiếng vì độ xa hoa và giàu có. Ngay cả ăn xin cũng cực kỳ ‘đẳng cấp’ với thu nhập đáng ngưỡng mộ. Arabian Business dẫn lời Faisal Al Badiawi, một quan chức tại Dubai: “Chúng tôi phát hiện ra rằng một người ăn xin kiếm hơn 270.000 AED/tháng (1,6 tỉ đồng). Thường trung bình, mỗi ngày họ đều bỏ túi gần 9.000 AED (54,6 triệu đồng)”.

Faisal Al Badiawi hé lộ ‘chiêu’ xin được nhiều của những người ăn mày này. Ông cho biết: “Đặc biệt vào ngày thứ Sáu, họ (ăn xin) kiếm được nhiều tiên hơn khi đứng trước các nhà thờ Hồi giáo vì đánh vào tâm lý của những người vừa đi lễ về và muốn làm việc thiện".

"Nhiều người ăn xin đi đến Souq Naif trong tháng Ramadan, vì nó là một trong những khu vực lâu đời, nhiều người cao tuổi sinh sống và các thương nhân vẫn giữ các giá trị truyền thống, sẵn sàng bố thí rất hào phóng”, Al Badawi nói.

Zakat, hay bố thí, là một số tiền nhất định được những người Hồi giáo giàu cho người Hồi giáo nghèo, và phải tương đương với 2,5% sự giàu có của một người. Đây là một trong năm cột trụ của Hồi giáo (năm bổn phận tôn giáo). Do vậy, đa số người dân ở Dubai rất sẵn sàng chi tiền cho những ai ngửa tay xin.

Chỉ có ở Dubai, ăn xin mới chấp nhận tiền bố thí bằng ‘cà thẻ’ như thế này - Ảnh: Chụp màn hình YouTube


Có người ăn mày ở Dubai mang tiền tỉ trong túi và ở khách sạn 5 sao nhờ tiền bố thí của người dân địa phương
Chuyện ăn xin ở Dubai giàu hơn người có công việc đàng hoàng ở nhiều nước không phải giờ mới có. Hồi năm ngoái, cảnh sát Kuwait bắt một ăn mày và phát hiện trên người anh ta giữ khoảng 10 triệu rupees (3,3 tỉ đồng). Theo Khaleej Times, vào năm 2010, một người ăn xin châu Á khác bị bắt ở Dubai khi đang cư trú tại khách sạn 5 sao.

Vì thu nhập quá hấp dẫn và dễ dàng nên hàng trăm khách, đặc biệt là khách châu Á, đến thăm Dubai chỉ để làm ăn mày, tập trung nhiều trong mùa lễ hội Ramadan và Eid.

Al Badiawi chia sẻ với truyền thông địa phương: “Chúng tôi thấy rằng đa số những người ăn xin vào đất nước một cách hợp pháp với thị thực 3 tháng. Họ có visa kinh doanh hay du lịch”.
Một nguồn tin cho biết: "Ngay cả những người có công việc đến từ các nước khác nhau cũng tìm cách ăn xin ở Dubai trong tháng lễ hội Ramadan Ramzan. Sau khi trả tiền vé khứ hồi và chi phí cho kỳ nghỉ ngắn, họ còn mang được một số tiền kha khá lúc trở về”.

                         Ăn xin ở Dubai kiếm được khoảng 1,6 tỉ đồng/tháng

Hồi tháng 6, một thiếu niên người Trung Quốc đã bị bắt giữ tại sân bay Dubai cũng vì mơ ước đến đây kiếm tiền bằng nghề ăn xin. Trang Sohu đưa tin, không rõ bằng cách nào chàng trai 16 tuổi đến từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) có thể lẻn vào bên trong máy bay của hãng Emirates Airlines và đi lậu từ Thượng Hải đến Dubai. Cậu ta khai với cảnh sát muốn đến thành phố giàu sang này để bắt đầu sự nghiệp ‘cái bang’ béo bở.

Chính vì vấn nạn này, thành phố quyết định mở chiến dịch hàng năm nhằm dẹp bỏ nạn xin tiền. Năm 2015, tổng cộng 383 người ăn xin đã bị bắt giữ. Al Badawi chỉ ra rằng những thống kê này cho thấy số lượng ăn mày bị bắt đã giảm 31% so với năm 2014 (549 người).

Riêng trong quý đầu năm 2016, 59 người ăn xin đã bị bắt. Chiến dịch chống nạn ăn xin vẫn tiếp tục. Nhiều nhóm cảnh sát đã tỏa ra các nhà thờ, trung tâm mua sắm nhằm bắt những người ăn xin ở đây.

CHUYỆN EURO GIỜ MỚI KỂ

09:26 |

Đó là một kỳ Euro cách đây đã hơn hai chục năm, khi tôi còn là một thằng nhóc vừa đến tuổi dậy thì, tóc đỏ lòm, da đen ngòm vì bêu nắng


Thuở ấy, cả làng tôi chỉ có đúng hai cái tivi: một của nhà chú Uy làm bí thư xóm, một của lão Trọng bán thịt chó ngoài ngã ba. Lúc đầu, chúng tôi hay xem ở nhà chú Uy, vì chú thường bê tivi để ra ngoài hiên, ngay trước cái sân rộng mênh mông, chúng tôi tha hồ ngồi, khỏi lo tranh giành, giữ chỗ. Phía góc sân nhà chú còn có cái bể nước mưa to như cái bể phốt, đang xem mà khát nước cứ tự nhiên ra đó vục gáo dừa múc lên mà tu ừng ực.

Nhưng có một điều hơi bực là chú Uy lại cứ kê một hàng gạch ở ngay chỗ đầu sân, đoạn gần cái tivi. Đứa nào đến sớm sẽ ngồi hàng đầu, và ngồi lên mấy viên gạch đó, thành ra những người đến sau và ngồi sau rất khó xem - do cái bọn đằng trước ngồi cao quá. Vậy là ai đến sau, muốn xem ngon lành, thì phải đi kiếm gạch. Kiếm cũng dễ thôi, chỉ cần ra cái sân kho ở ngay đó, có đống gạch tập kết của xã dùng để xây nhà tình thương cho mấy cụ già neo đơn, rồi cứ việc khuân. Tất nhiên, lúc xem xong, đứa nào cũng nhấc mông chuồn thẳng, chả đứa nào thèm ở lại dọn dẹp cái đống gạch vứt ngổn ngang, bừa bãi trên sân. Ấy thế mà chú Uy rất hiền, không hề mắng mỏ than phiền. Hôm nào cũng vậy, đợi mọi người đứng dậy bỏ về hết, chú lại một mình cặm cụi dọn dẹp, xếp những viên gạch gọn gàng thành một đống phía sau hồi...
Cứ vậy cho đến khi chú Uy đủ gạch để xây nhà là thôi: chú bê con mẹ nó tivi cất luôn vào trong buồng, đóng chặt cửa, khóa kín cổng, buộc thêm con chó to bằng nửa con lợn sề ngồi chễm trệ ngay đầu ngõ há mồm lưỡi thè lè.
Thế là chúng tôi đành chuyển qua xem nhờ ở quán thịt chó của lão Trọng ngoài ngã ba. Lão Trọng này thì rất thoải mái, vô tư, không hề lợi dụng chúng tôi để kiếm gạch xây nhà, mọi người đến xem cứ việc ngồi bệt xuống nền, tivi lão để trên cái nóc tủ cao, ai cũng xem được cả. Nhưng vẫn có cái bực: ấy là lão cứ nhè lúc anh em đang xem là lão hấp thịt chó rồi nấu rựa mận thơm lừng, xong lão múc một bát, bê ra bàn, một mình ngồi, vừa ăn nhóp nhép, vừa uống rượu khà khà...
Nhìn cảnh đó, anh em ai cũng thèm ứa nước miếng cả. Bởi hồi ấy, làng tôi hầu như nhà nào cũng đói, bữa cơm vẫn còn độn sắn, độn khoai, cũng chả lấy đâu ra giò chả thịt thà, hôm nào sang lắm thì có vài con tôm con cá bắt ngoài ruộng ngoài sông, còn không chỉ ăn với nước mắm suông, chấm cùng mớ rau muống rau lang mọc tràn lan ngoài bụi ngoài đồng.
Lão Trọng hẳn là biết điều đó, nên lão nhiệt tình mời các anh em lần lượt đứng dậy, lại chỗ lão, mỗi người cắn một miếng rựa mận, nhấp một hớp rượu quê nồng, gọi là cho có tí không khí, của ít lòng nhiều. Cái thứ rựa mận và rượu quê này, với chúng tôi khi ấy, chả khác gì một ả đàn bà đẹp: thà ả cứ kiêu căng, cứ xa tầm với đi, thì có khi chúng tôi cũng chả dám mong gì, đằng này, ả lại gọi chúng tôi tới, lả lơi cho chúng tôi xoa mông, vuốt đùi một cái, xong rồi thôi, đâm ra chúng tôi lại càng thấy thòm thèm, rạo rực trong người...
Và lão Trọng hẳn là lại biết điều đó, nên lão ngửa cổ, quẳng miếng rựa mận vào mồm, vừa nhai nhồm nhồm, vừa bảo: "Anh em thích thì góp tiền, năm bảy người ăn chung một bát, uống cùng một chai, có đáng bao nhiêu đâu! Tiền bạc không cần phải nghĩ! Cứ ăn đi! Không trả hôm nay thì hôm mai trả, không trả bằng tiền thì trả bằng thóc lúa ngô khoai, đều được cả!".

Anh em nghe vậy thì kẻ dứt khoát, người tư lự, nhưng rồi cuối cùng, gần như tất cả đều đã đứng dậy, ngồi vào bàn. Thế là lão Trọng mang rượu, bưng đồ nhắm ra cho từng đám, và cả lũ cắm đầu ăn nhoàm nhoàm. Nhưng riêng tôi vẫn ngồi dưới đất, bởi tôi lúc đó chửa làm ra tiền, cũng chả biết kiếm đâu ra thóc lúa ngô khoai mà trả cho lão Trọng, nên tôi không dám. Thấy thế, anh Tính - còn gọi là anh Tính "phong" - mới kêu tôi lên ngồi ăn cùng anh. Tôi còn đang băn khoăn thì anh đã phẩy tay: "Không lo! Cứ ăn đi! Tiền anh trả!".
Anh Tính "phong" là hàng xóm nhà tôi. Gọi là hàng xóm thôi, chứ vẫn cách nhau cái vườn chuối rộng phải ngang cái sân vận động. Cái vườn chuối ấy ngoài chức năng lấy quả để bán, lấy thân để nấu cám, thì còn là chỗ trú râm của mấy bà mấy cô làm đồng gặp hôm nắng nóng, và nó đồng thời cũng là cái nhà vệ sinh công cộng lớn nhất làng tôi: ai đang đi cấy đi cày, hoặc có việc tình cờ qua đây mà chẳng may mót quá thì cứ việc chui vào vườn tụt quần tự nhiên ngồi ỉa. Nếu may mắn ngồi gần chỗ nào có cái buồng chuối rủ xuống ngang thân, và đang có quả chín cây thì có thể với tay vặt ngay, vừa ỉa vừa ăn, rất hay!
Cái vườn chuối ấy là của nhà anh Tính "phong", và cái biệt danh Tính "phong" của anh ấy cũng xuất phát từ vườn chuối. Ấy là bởi một lần, một chị trong làng đi ngang có ghé vườn chuối nhà anh ỉa bậy. Vừa bước vào trong, chị thấy anh Tính đang ngồi bệt, hai chân quặp lấy cái gốc chuối, quần tụt đến đầu gối, tay trái anh đưa lên ngang vai, ôm chặt lấy thân cây, còn tay phải anh thì lại đang hạ thấp xuống khu vực dưới rốn, giật lên giật xuống lên hồi, lắc qua lắc lại, như đang đánh giày.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm bác sĩ thú y chuyên thụ tinh cho lợn, đỡ đẻ cho bò, chị gái ấy nhìn phát là biết ngay anh Tính đang bị mắc chứng phong giật - khác cái là người ta thì giật toàn thân, còn anh Tính chỉ giật mỗi cái bàn tay phải - nên chị quên cả ỉa, nhào tới giữ chặt tay anh Tính lại, rồi áp dụng các biện pháp thú y học để can thiệp, giúp anh thoát khỏi cơn nguy kịch. Cái biệt danh Tính "phong" cũng đi cùng với anh từ hôm đó!
Một buổi sớm tờ mờ, như thường lệ, tôi dậy chạy thể dục vòng quanh thôn. Lúc qua vườn chuối, nghe có tiếng động lạ, tôi rón rén ngó vào, thì thấy anh Tính "phong" đang lúi húi trong đó. Sợ anh lại lên cơn phong giật, tôi liền lao tới. Nhưng không, hóa ra, anh đang chặt một buồng chuối khá to, và đang hì hụi hạ nó xuống. Tôi nhanh nhảu giúp anh một tay, rồi hỏi: "Sao mới tinh mơ anh đã chặt chuối thế này?". Anh Tính cầm vạt áo quệt mồ hôi, hổn hển trả lời: "Tranh thủ vợ anh còn đang ngủ! Thôi, khiêng cùng anh ra quán lão Trọng cho nhanh! Kẻo vợ anh biết, nó giết!".
À! Vậy ra cái buồng chuối này là để trả cho bữa rựa mận anh mời tôi đêm hôm trước. Thế là, trong màn sớm nhập nhờ chưa tỏ mặt người, hai cái bóng lom khom khiêng cái buồng chuối cong cong thoăn thoắt lướt đi trên con đường làng vắng vẻ, nhấp nhô bởi những mô đất gập gờn còn nhơm nhớp sương đêm...
Đến trưa, lúc tôi mang bát ra rửa ngoài sông, đã thấy vợ anh Tính "phong" đứng ở chỗ đầu vườn chuối mặt hầm hầm, hai tay chống hông, mồm chửi ông ổng. Anh Tính cũng đứng ngay gần vợ, vẻ đầy tiếc nuối, thẫn thờ...
- Có chuyện gì vậy ạ?
Nghe tôi hỏi, vợ anh Tính mới ngừng chửi, rồi đáp lời tôi bằng giọng tức tưởi: "Có buồng chuối to, định mai phiên chợ sẽ cắt mấy nải đẹp đẹp mang đi bán, còn mấy nải xấu xấu sẽ để lại hôm tới thắp hương giỗ cụ ngoại! Ấy vậy mà cái đứa mất dạy nào đã chặt trộm mất rồi! Khốn nạn quá đi thôi!". Anh Tính nghe thế thì không nói gì, chỉ cúi mặt lầm lì. Còn tôi, chả lẽ cũng lại không nói gì? Nên đành ậm ừ an ủi chị một câu cho có lệ: "Chuối người ta để thắp hương giỗ cụ mà nó cũng nỡ lòng chặt trộm được! Đúng là đồ súc vật! Cầu trời cho nó ăn cái quả chuối trộm cắp ấy vào, nó tắc cổ chết bà nó đi!".
Đêm đó, lúc hai anh em đi bộ ra quán lão Trọng xem Euro, tôi áy náy chuyện hồi trưa với anh Tính "phong" quá, nên rụt rè quay sang anh hỏi nhỏ: "Em chửi anh là súc vật, với cả rủa anh chết tắc cổ, anh có giận em không?". Anh Tính "phong" nghe vậy thì cười, xua tay: "Giận gì! Mày chửi anh thì anh chỉ nhục tí là xong thôi, còn hơn để vợ anh nó nghi ngờ, rồi biết chuyện, thì nó đánh cho anh nhập viện! Với cả cái vụ ăn chuối tắc cổ chết thì anh có ăn đâu mà sợ!".
Nói rồi, anh chỉ tay vào chỗ túi quần anh đang phùng lên, u thành một cục to bự, dài dài, xong hỏi tôi: “Đố mày biết cái gì đây?”. Tôi bảo em chịu, thì anh cười, nói: “Là chim đấy!”. Tôi há hốc mồm: “Chim gì mà phùng lên tận chỗ túi quần vậy?”. Thấy tôi có vẻ không tin, anh lập tức thò tay vào, moi chim ra cho tôi xem: đúng là chim thật: một con chim bồ câu mới ra ràng, lông còn lún phún. Chắc anh lại vừa lấy trộm được của vợ. Rồi anh cầm chim lắc qua lắc lại, hôn nhẹ lên đầu chim, giọng hồ hởi: "Buồng chuối lúc sáng trả cho bữa đêm qua vẫn còn thừa một ít, cộng thêm chú chim này nữa là đêm nay anh em ta lại được ăn thịt chó thả ga".
Rồi anh cười ha hả. Tiếng cười vang rất xa, dọc theo bờ sông đêm êm ả, trải dài trên triền đê thoai thoải, hòa vào với tiếng ếch nhái cò kè đang ì oạp râm ran trên đồng quê thăm thẳm bao la...
Lúc hai anh em đi ngang qua chỗ vườn nhà ông Kiên, đột nhiên tôi không thấy anh đâu, quay lại, hóa ra anh đang úp mặt vào cái giậu tre. Ban đầu, tôi tưởng là anh đái, nhưng rồi tôi tự cho là không phải, bởi bình thường, anh toàn vừa đi vừa vạch chim vừa đái luôn trên đường, chả có lí gì hôm nay anh lại lịch sự mà dừng lại đái vào giậu như thế. Và quả nhiên là anh không đái thật, nhưng tôi cũng không biết là anh đang làm cái quái gì, chỉ biết là anh đứng im, dán mặt vào cái giậu tre, như thể bị thôi miên, bị con ma bờ ma bụi nó nhập vào anh vậy. Tôi hoảng quá, lay lay nhẹ vai anh, thì anh quay ra, đưa ngón tay lên miệng kêu "suỵt" một cái, xong lại quay vào chăm chú...
Tôi tò mò nhìn theo hướng anh, và tôi đã hiểu điều gì làm anh bị thôi miên như vậy: Cách chúng tôi một đoạn không xa, sau lớp màn đêm thâm thẩm, nhập nhòa, một quầng sáng đỏ quạch tỏa ra từ chiếc đèn nê-ông bé tẹo soi rõ một người đàn bà trong trạng thái nguyên sơ đang thong thả múc từng gáo nước dội lên tấm thân trần trụi lõa lồ - người đàn bà đó là chị Huệ, con gái ông Kiên...
Giờ thì không chỉ anh Tính "phong", mà cả tôi cũng đang bị thôi miên...
Hai chúng tôi cứ đứng lặng như vậy một hồi, rồi đúng khi tôi đang mụ hết người đi thì anh Tính ghé tai tôi thì thào: "Anh vào trong xem cho rõ hơn đây! Mày có vào với anh không?". Dứt lời, anh Tính ngồi thụp xuống, chui tọt qua cái lỗ hổng phía dưới cái giậu tre, nhẹ nhàng lách vào trong. Tôi cũng chả kịp suy nghĩ gì cả, lập tức bò theo anh. Hai anh em lồm cồm như hai con chó, bò dọc theo rãnh mía và áp sát gần đến cái sân giếng chỗ chị Huệ đang tắm. Đúng là xem gần thích hơn thật, ở cự ly này, tôi nhìn rõ được cả bầu ngực của chị Huệ đang núng nính, nghe rõ từng tiếng da thịt bì bạch, và cảm nhận được từng gáo nước dội rỏ xuống nền gạch nung lách tách...
- To chả kém gì quả bóng Euro, nhỉ!
Anh Tính "phong" vừa chỉ chỉ, vừa thì thầm vào tai tôi, rồi hai anh em nhìn nhau cười hi hí. Ấy vậy mà loáng một cái, cười xong, quay ra, hai anh em đã không thấy chị Huệ đâu cả. Linh cảm là có biến rồi, tôi ngước sang, thì thấy chị Huệ đang đứng ngay bên tôi, tay cầm cái gáo dừa vẫn đang rỏ nước tong tong. Hoảng quá, chả kịp nghĩ ngợi nữa, tôi vùng luôn dậy, lao xuyên qua vườn mía, băng qua cả cái giậu tre rồi cắm đầu chạy thẳng...
Lúc ấy tôi hành động theo bản năng, nên sau đó ngẫm lại, thấy tôi cũng hơi tệ, vì trong lúc nguy nan lại bỏ mặc anh em ở lại. Nhưng anh Tính “phong” thì không hề có vẻ gì là trách giận tôi cả, bởi ngay sáng hôm sau gặp tôi, anh đã cười rất tươi, rồi bảo là tối đi xem Euro thì qua gọi anh nhé! Tôi thấy anh vui vẻ thì cũng bớt ngại, mới hỏi anh bằng giọng thỏ thẻ: “Thế hôm qua, sau khi em chạy rồi, anh ở lại đó, tình hình sao?”. Anh cười hề hề, bảo: “Thì anh cũng định chạy theo mày, ai ngờ, con bé đó nhanh tay, túm ngay áo anh lại, rồi nó giơ cái gáo dừa lên. Anh tưởng nó đập anh, liền đưa tay ra đỡ, nào ngờ, nó lại giúi cái gáo vào tay anh, rồi bảo anh vào múc nước cho nó gội đầu!”.
Những hôm sau đó, theo như lời dặn của anh, hôm nào tôi cũng qua nhà rủ anh đi xem Euro cùng để vợ anh khỏi nghi ngờ, nhưng chỉ có mình tôi là ra xem ở quán thịt chó chỗ lão Trọng thôi, còn anh thì lại chui qua cái giậu tre nhà ông Kiên, rồi xem Euro cùng chị Huệ ở trong vườn mía, hai người họ hẹn nhau ở đó.
Một hôm, lúc anh chui qua giậu tre để vào vườn mía nhà ông Kiên, thấy tôi cũng chui theo, anh ngạc nhiên hỏi: “Ủa? Hôm nay không xem ngoài quán lão Trọng à?”. Tôi cười, đáp: “Hết rồi! Chung kết hôm qua rồi mà anh! Nay em xem Euro ở đây với anh thôi!”. Anh nghe vậy thì ngớ người, xong nghiêm mặt bảo tôi: “Số mày đỏ thật đấy! Bao nhiêu hôm chỉ quờ quạng, vuốt ve thôi thì chú mày không xem, đêm nay Huệ hứa sẽ chính thức cho anh chén thì chú mày lại có mặt. Cũng được thôi, nhưng phải nấp vào một góc, trật tự xem, cấm hò hét, cấm đòi vào sân thay người!”.
Ấy thế nhưng chả biết là tôi đỏ hay đen nữa, vì đã quá giờ hẹn rồi, tôi nằm phục ngoài rõng mía cả nửa tiếng đồng hồ, muỗi cắn đến phát rồ, mà vẫn chả thấy bóng chị Huệ đâu. Anh Tính đợi lâu thì cũng tỏ ra khá thấp thỏm, lo âu. Cuối cùng, sốt ruột quá không chịu nổi, anh Tính mới bảo tôi là cứ ở ngoài vườn này đợi, để anh vào trong thám thính xem sao.
Nói rồi, anh Tính bò chồm chồm dọc luống mía, men quanh bờ ao, trèo qua hàng rào, nhảy ra hướng cổng chính, rồi anh chỉnh đốn lại quần áo, đàng hoàng, dong dả như cán bộ từ ngoài ngõ bước vào. Đến sân, thấy ông Kiên đang ngồi giữa sân hút thuốc lào, anh Tính lễ phép cúi chào, rồi nhã nhặn trình bày: “Dạ! Cháu là cán bộ văn hóa, đang muốn thành lập đội bóng đá của thôn! Thấy em Huệ nhà ta có khiếu bóng đá, nên cháu tới rủ em tham gia tập luyện luôn ạ!”. Ông Kiên nghe vậy thì gật gù: “Thật vinh dự quá! Cái Huệ nhà tôi nó vừa đi cắt cỏ về, chắc đang đổ cỏ ở ngoài chuồng bò!”.

Anh Tính nghe vậy thì lại hí hửng cúi chào, toan bước ra. Nhưng ông Kiên đã gọi giật lại, rồi cất giọng chậm rãi: “Tôi đã rình mò, quan sát lối chơi của anh mấy bữa nay, xin có đôi lời góp ý thế này: Nhìn chung, anh tấn công khá bài bản, rất mạnh trong khoản áp sát, pressing toàn thân, tuy nhiên, anh thường xuyên phạm lỗi dùng tay chơi bóng, và ham giữ bóng quá lâu. Bên cạnh đó, anh còn rất lóng ngóng khi tiếp cận khu vực cầu môn. Nếu muốn dứt điểm được, cần phải bình tĩnh hơn!”.
Ông Kiên nói xong thì đứng dậy, cầm cái điếu cày thủng thỉnh bước vào nhà. Anh Tính chỉ chờ có vậy là lao ngay ra vườn, tiến thằng tới chỗ chuồng bò phía góc bờ ao. Tôi cũng lập tức bám theo và nép sát vào gần chuồng bò để xem cho rõ. Trời tối thui, tôi chỉ nhìn thấy hai cái bóng mờ mờ quyện vào nhau. Tức thì, những âm thanh lạ, da diết cất lên, chắc là của chị Huệ. Cũng khó hiểu thật, giọng chị Huệ bình thường khá trong và dễ nghe, thế mà khi ở trạng thái hưng phấn, xúc động, thì nghe cứ ồm ồm, ông ổng như bò...
Rồi đột nhiên, tôi nghe cái “Hự!”, hệt như ai đó vừa cầm một cái gậy dài đập vào lưng ai đó. Quả đúng vậy, ngay sau tiếng “hự” ấy, tôi thấy một bóng đen – chắc là anh Tính “phong” - từ chuồng bò lao vụt ra, đuổi ngay theo sau anh là một bóng đen khác đang cầm đòn gánh – lúc đầu tôi nghĩ là chị Huệ, nhưng sau khi nghe giọng chửi thì tôi nhận ra ngay là giọng của bác Lê - mẹ chị Huệ: “Bà đập chết mày! Thằng biến thái! Mày dám chui vào tận đây sàm sỡ bà mày à! Bà đập chết mày!”.
Vừa chửi, bác Lê vừa vung đòn gánh lên vụt liên hồi. May mà anh Tính nhanh chân đã phi ngay ra chỗ giậu tre rồi vọt được ra ngoài... Tôi cũng đợi cho tình hình lắng xuống, xong nhẹ nhàng bò sát trên rõng mía, ra chỗ giậu tre, chuồn lẹ ra...
Hai anh em thất thểu quay trở về, không khí khá nặng nề. Anh Tính “phong” vừa thở dài thườn thượt, vừa lắc đầu chua chát: “Trời tối quá, bố ai mà nhận ra đó là bà Lê chứ!”. Tôi tất nhiên là rất thông cảm với anh, nhưng tôi vẫn hỏi bằng giọng băn khoăn: “Thế còn cái âm thanh rên rỉ ồm ồm, ông ổng đó là của ai? Bà ấy rên như vậy tức là đã chịu anh rồi, sao còn vác đòn gánh đuổi anh?”. Anh Tính “phong” xua tay: “Không phải của bà Lê, mà là của con bò. Lúc vừa xông vào, tối quá anh nhìn không rõ!”.
Tới lượt tôi thở dài! Biết vậy, tôi cho anh mượn cái đèn pin, tôi có mang theo đây mà vẫn để trong túi. Nghĩ rồi, tôi ngán ngẩm moi cái đèn pin ra, bật cái “tách”. Chiếc đèn pin trên tay tôi giống như một thanh gươm dài vô tận chém loang loáng lên màn đêm sâu thẳm mịt mùng...
“Suỵt!!!”. Anh Tính ra dấu bảo tôi yên lặng rồi ghé sát tai tôi thều thào: “Có tiếng động lạ! Cho anh mượn cái đèn pin”. Tôi đưa đèn pin cho anh, và chăm chú lắng nghe: đúng là có tiếng động lạ thật, nó phát ra từ chỗ đống rơm dưới chân gốc đa, cách chúng tôi một quãng không xa. Tiếng động này cũng khá da diết, làm tôi liên tưởng tới những âm thanh mà tôi đã nghe khi nấp cạnh chuồng bò. Chúng tôi rón rén, lò dò, lom khom áp sát đống rơm. Khi cảm giác những âm thanh ấy đã rất gần rồi, chỉ còn cách khoảng vài bước chân nữa thôi, anh Tính liền bật đèn pin xông tới, rọi thẳng mục tiêu, hô lớn: “Aha! Bắt quả tang nhé!”. Ngay tức thì, một bóng đàn ông trần truồng hoảng hốt phi vụt ra rồi cắm đầu chạy thẳng, bỏ lại người đàn bà vẫn đang chúi mặt vào đống rơm, chổng ra ngoài cái mông trắng hếu...
Anh Tính cũng chỉ trêu cho vui thế thôi, rồi hai anh em lại bỏ đi, chứ chuyện của người ta, chả liên quan đến mình, thì hơi đâu can thiệp làm gì! Nhưng đi được một đoạn, anh liền khựng lại. Tôi hỏi sao vậy, thì mặt anh nhăn lại vẻ đăm chiêu, rồi bảo: “Con đàn bà vừa rồi, tuy không thấy mặt, nhưng nhìn cái mông rất quen!”. Tức thì, anh vác đèn pin quay ngoắt lại. Tôi tất tải chạy theo anh, đến nơi, đã thấy cái đèn pin rơi, nằm lăn lăn trên đất, ngay cạnh đó, anh đang quỳ thụp xuống, hai tay bưng mặt, không nói thành lời. Người đàn bà ấy giờ đã mặc quần áo xong, và chả cần soi đèn pin vào mặt, thì tôi cũng nhận ra, đó là vợ anh Tính rồi...
Buồn quá anh Tính ơi! Anh đã dính cái quy luật khắc nghiệt của bóng đá, đó là tấn công nhiều, nhưng không ghi được bàn thắng, thì sẽ bị thủng lưới trước rồi!